Từ độ tuổi 25 trở đi, phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe như: tốc độ lão hóa nhanh, sức đề kháng kém, dễ tăng cân, nguy cơ ung thư tăng cao, các bệnh tiêu hóa...

 

Tuổi 25 thoạt nhìn tưởng còn rất trẻ, nhưng từ độ tuổi này trở đi, có nhiều nguy cơ bệnh tật sẵn sàng "tấn công" phái đẹp. Nguyên nhân là do sức đề kháng của lứa tuổi này bắt đầu kém, cộng thêm lối sống vội vã, bận rộn và nhiều gánh nặng của cuộc sống hiện đại.

 

Tốc độ lão hóa nhanh

Với phụ nữ, các dấu hiệu lão hóa rõ nhất ở làn da như da bị khô sạm, nhiều mụn, nhăn nheo, các vết chân chim xuất hiện ở khóe mắt, khóe môi, nếp nhăn trên trán. Khả năng đàn hồi của da kém hẳn đi nên không còn nét căng mịn tươi trẻ nữa. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi quy luật tự nhiên, phong cách sống và làm việc hiện đại cũng gây ra nhiều tác động xấu cho da. Việc tiếp xúc thường xuyên với máy tính, môi trường máy lạnh "góp phần" không nhỏ trong việc phá hoại sức khỏe làn da.

 

Lão hóa còn thể hiện ở sức khỏe suy giảm, nhanh mệt mỏi, dễ ốm, lâu hồi phục. Từ độ tuổi 25 trở đi, phụ nữ cần tăng cường giữ gìn sức khỏe, ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin cần thiết.

benh-tat-de-doa-phu-nu-tuoi-lang-bam2

Tốc độ lão hóa thể hiện rõ nhất ở làn da phái đẹp

 

Các bệnh xương khớp

Không phải đợi đến tuổi trung niên, các bệnh về xương khớp đe dọa bạn ngay từ lứa tuổi cận kề 30. Lối sống ít vận động, ngồi nhiều khiến phụ nữ hiện đại hay bị đau mỏi cơ, vai gáy, thắt lưng, chuột rút, đau thần kinh tọa, tăng nguy cơ loãng xương, thoái hóa cột sống.

 

Để làm giảm bớt các tác động có hại gây ra cho xương khớp, chị em cần tập thể dục, thể thao thường xuyên, hạn chế ngồi nhiều. Nếu công việc phải ngồi lâu, ngồi liên tục, thỉnh thoảng, phái đẹp nên giải lao bằng cách đi lại, lấy nước, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp thay vì dùng email.

 

Các bệnh tiêu hóa

So với nam giới, phụ nữ mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa cùng một lượng thức ăn và có nguy cơ mắc các bệnh táo bón, đường ruột cao gấp 2-3 lần. Do tác động của tuổi tác, khả năng tiêu hóa của phụ nữ tuổi 25 trở đi cũng kém hơn, lại thêm chế độ ăn uống không đều đặn, ít vận động khiến bệnh tình càng trở nên trầm trọng. Tập thể dục thường xuyên và thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ là các biện pháp đơn giản mà hiệu quả, giúp phái đẹp tránh gặp phải các bệnh tiêu hóa.

benh-tat-de-doa-phu-nu-tuoi-lang-bam3

Ngồi nhiều khiến các chị em dễ gặp vấn đề về xương khớp, tiêu hóa

 

Tăng cân

Càng có tuổi, phụ nữ càng dễ thừa cân, béo phì. Đó là hệ quả của tuổi tác, sinh nở và chế độ sinh hoạt. Không có gì có thể đảm bảo cho phái đẹp giữ mãi vóc dáng thon thả, gọn gàng nếu không có ý thức giữ gìn nó. Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, tăng cân, béo phì còn liên quan đến các bệnh: huyết áp, tiểu đường, tim mạch, vô sinh...Vì thế, nếu muốn duy trì một vóc dáng thanh tân, gọn gàng, bạn cần thường xuyên đến phòng tập, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.

 

Vòng ngực chảy xệ

Từ tuổi 25 trở đi, lượng collagen trong cơ thể bị hao hụt khá nhiều. Đây là nguyên nhân khiến làn da trở nên chùng nhão, nhăn nheo, chảy xệ, còn vòng ngực cũng dần mất đi nét căng tràn, săn chắc. Thêm nữa, việc cho con bú cũng khiến "núi đôi" của các chị em bị "chảy" và nhão đi.

 

Theo các nghiên cứu, nếu nguy cơ ung thư vú ở tuổi 20 là 1/1681 (cứ 1681 người thì có 1 người bị ung thư vú), thì tỷ lệ này "nhảy vọt" thành 1/232 ở tuổi 30 (232 người thì có 1 người bị ung thư vú).

 

Rõ ràng, nguy cơ đã tăng lên nhưng dường như càng có tuổi, phái đẹp lại càng bỏ bê việc chăm sóc đôi "gò bồng đảo". Để loại bỏ sớm các nguy cơ xấu liên quan đến vòng ngực, các chị em cần thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường (bị sưng, bị đau, nổi hạch...)

 

Theo Eva.vn