Bạn bè đồng nghiệp đã gọi tôi một cách thân mật như thế trong những lần trò chuyện cùng nhau. Đứng giữa đội ngũ doanh nhân nữ được trao tặng “Bông hồng vàng” củaPhòng Công nghiệp thương mại VN (VCCI) nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, tôi thực sự xúc động vì những đóng góp của doanh nhân nữ chúng tôi được xã hội, cộng đồng nhìn nhận và tôn vinh.

Làm kinh doanh, nhưng giá trị xã hội mới là đích đến lớn nhất của Dược Hậu Giang. Người ta không nhớ nhiều đến những viên thuốc mà bà Phạm Thị Việt Nga làm ra, nhưng sẽ luôn nhớ người phụ nữ đứng ra chỉ huy hàng ngàn công nhân của mình tổ chức hiến máu cứu nạn trong vụ tai nạn ở cầu Cần Thơ, luôn nhớ tấm lòng của người thiết kế đội bác sĩ tình nguyện mở phòng khám bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo.

Với khuôn mặt phúc hậu, đôi mắt rạng ngời, nụ cười đằm thắm, đó là chân dung Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược Hậu Giang - đơn vị được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng thời kỳ đổi mới.

 

Con đường đến với nghề dược của Phạm Thị Việt Nga có thể coi như một cái duyên kỳ ngộ. Chính lớp học Trung cấp Dược - Ban dân y Tây Nam Bộ tháng 6/1968 ngày đó đã chắp cho chị đôi cánh ước mơ để có thể bay vào đời với một niềm tin vững chắc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chị được cử đi học Trường bổ túc cán bộ y tế, rồi tiếp tục theo học hệ chuyên tu Dược ở Đại học Y Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một thời gian dài miệt mài học tập với tất cả khát vọng và niềm tin ở nghề mình đã chọn, năm 1986, chị được bổ nhiệm làm giám đốc Công ty cung ứng vật tư y tế Cần Thơ.

 

Phải nói rằng “nghiệp” Dược với chị Nga bắt đầu từ ngày Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang ra đời trên cơ sở sát nhập bốn đơn vị: Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, Công ty dược phẩm, Công ty dược liệu, Công ty cung ứng vật tư thiết bị y tế. Ngày 8/6/1988 có lẽ đã ghi dấu ấn lịch sử với Dược Hậu Giang khi chị lại được cử làm giám đốc.

 

Nhớ lại những năm tháng đầu tiên khi về với Dược Hậu Giang, chị không khỏi ngậm ngùi, xúc động bởi ngày ấy, trong bối cảnh chung của thời kỳ bao cấp, xí nghiệp hoạt động trong tình trạng sản xuất không ổn định, công ăn việc làm của anh chị em công nhân vô cùng bấp bênh, thị trường tiêu thụ sản phẩm chỉ bó hẹp trong địa bàn tỉnh. Doanh thu của Dược Hậu Giang khi chị về tiếp quản chỉ đạt 895 triệu đồng, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, giá trị tổng sản lượng mới đạt trên 3 tỷ, năng suất lao động bình quân thấp - ở mức 8 triệu đồng/người/năm. Chính vì những khó khăn như thế mà khi chuyển sang cơ chế thị trường, Xí nghiệp liên hợp Dược Hậu Giang gặp rất nhiều khó khăn, năm 1989, xí nghiệp phải sắp xếp lại tổ chức.

 

Nhưng với bản lĩnh của người lính không chịu đầu hàng trước khó khăn, gian khổ, chị quyết tâm vực Dược Hậu Giang đi lên bằng con đường đầu tư phát triển sản xuất, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới quản lý, tạo một môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi để cán bộ công nhân viên xí nghiệp phát huy được tài năng và sức lực của mình.

Ông Trần Văn Tá - TGĐ SCIC trao bằng khen cho bà Phạm Thị Việt Nga - TGĐ DHG Pharma. 

 

(DHG Pharma) - Ngày 01/08/2008 vừa qua, Chủ tịch Hội đồng quản trị Kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang – Bà Phạm Thị Việt Nga đã vinh dự được trao tặng “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính cho công tác đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp năm 2007”, theo quyết định khen thưởng số 1584/QĐ-BTC ngày 22/07/2008.

Phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Thị Việt Nga, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

 

Thưa bà. thị trường dược phẩm Việt Nam đang rất “nóng” khi giá cả các loại thuốc tân dược nhập ngoại đang làm "khuynhđảo” thị trường. Việc nghiên cứu và phát triển một số loại thuốc có chất lượng tương đương thuốc nhập ngoại với giá cả hợp lý có phải là hướngđi hiệu quả của các nhà sản xuất thuốc nội?

 

Khi biết kỹ sư Nguyễn Văn Tân, thuộc nhóm kỹ sư trẻ ở Phòng Cơ điện - Công ty cổ phần (CTCP) Dược Hậu Giang, nhận thực hiện đề tài chế tạo máy dán nhãn tự động như kiểu của Đài Loan sản xuất, nhiều người không khỏi bất ngờ. Có người còn lo ngại cho Tân vì nếu có rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty thì nguy. Nhưng, Tân vẫn cứ nhận và... sau 2 tháng miệt mài, “đánh vật” với từng chi tiết máy, anh đã thành công, góp phần nâng cao năng lực sản xuất của công ty.

Bất kỳ hội chợ, hội thảo nào do chương trình hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức, ít khi vắng mặt bà Phạm Thị Việt Nga – tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang. Bà thường tự đánh giá mình là doanh nghiệp cấp tỉnh, phải “đeo” theo mấy “anh lớn” ở TP.HCM học tập, thế nhưng những ý kiến đóng góp thẳng thắn rút ra từ thực tiễn hoạt động của bà có khi làm các doanh nghiệp lớn, thậm chí cả các chuyên gia, giật thót mình.

Buổi trưa nắng, tronhg căn phòng nhỏ thoáng mát nhìn ra cây cảnh xanh tươi ngoài sân xí nghiệp, bà PHẠM THỊ VIỆT NGA, Giám đốc xí nghiệp Dược Hậu Giang, nom giống như một công nhân với bộ đồng phục màu xanh dịu, không có vẻ gì là bà giám đốc, Anh hùng lao động hoặc là bà tiến sĩ với luận án tốt nghiệp đòi nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dược Việt Nam. Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh đề tài tạo điều kiện cho lớp trẻ phát huy năng lực ở Dược hậu Giang...