TRẢ LỜI CÂU HỎI CHƯƠNG TRÌNH THẦY THUỐC VỚI MỌI NHÀ KỲ 56

PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ

 

Chương trình Thầy thuốc với mọi nhà kỳ thứ 56 phát hình trực tiếp trên Kênh VTV Cần Thơ 1 vào lúc 16h00 ngày 15/11/2015 (Chủ nhật) với sự tham gia của Tiến sĩ Bác sĩ Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội can thiệp thần kinh thành phố Hồ Chí Minh – Giám đốc Trung tâm cấp cứu can thiệp đột quỵ S.I.S

 

Câu 1: Lê Kim Cương Làm sao để có thể nhận biết sớm các triệu chứng của tai biến – đột quỵ để giúp cho mình và người nhà phòng tránh được vậy bác sĩ
Trả lời:

Chào bạn, các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ ‘FAST’. ‘FAST’ là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ ‘FAST’ và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Chúc bạn khỏe và phòng tránh được đột quỵ.

 

Câu 2: Thanh Lê Cách nào để điều trị cấp cứu kịp thời cho những người bị đột quỵ, Có dễ bị Tai biến mạch máu não lần thứ hai không vậy bác sĩ

Trả lời:

Chào bạn, khi bạn phát hiện ra người bệnh đột quỵ theo dấu hiệu “FAST” như đã trình bày trong chương trình thì bạn cần nhớ nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần tránh với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh đột quỵ hoặc nghi ngờ đột quỵ ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Trong trường hợp, bệnh nhân đã bị đột quỵ 1 lần rồi thì nguy cơ đột quỵ lần sau sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, đối với người đột quỵ lần đầu thì chúng ta cần phải tuân thủ điều trị và quan tâm nhiều hơn nữa đến bệnh đột quỵ. Tại vì, nguy cơ tái phát cao hơn nhiều so với người chưa từng bị đột quỵ.

 Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 3: Lucy Ho Những người làm việc trong môi trường thế nào thì dễ bị đột quỵ nhất và độ tuổi dễ mắc phải đột quỵ nhất là bao nhiêu tuổi.

Trả lời:

Chào bạn, khi bạn làm việc trong môi trường nắng nóng thì dễ xảy ra đột quỵ hơn. Do thân nhiệt bình thường của chúng ta là 37oC. Nhưng tiếp xúc kéo dài với nắng nóng, như khoảng 40 độ trở lên chẳng hạn, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi, thân nhiệt cũng dần tăng lên. Nếu thân nhiệt của cơ thể chạm ngưỡng 40oC và con người ta tiếp tục phơi mình trong điều kiện nhiệt độ cực cao, mồ hôi càng toát ra nhiều thì hiện tượng mất nước càng nghiêm trọng, dẫn đến chứng đột quỵ nhiệt. Ngoài ra, những người làm việc trong môi trường áp lực ngày càng tăng dần, có nhiều hóa chất đôc hại, môi trường ô nhiễm hoặc lạnh đột ngột cũng làm gia tăng tình trạng bệnh đột quỵ.

Và đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ. Ngoài ra, còn có một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ (dễ bị đột quỵ hơn): như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu…Nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường cao hơn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 4: Ninh Thị Thảo Nhà em có cả bố lẫn mẹ đều mắc bệnh cao huyết áp, nhất là Bố chồng em đã phải vào viện nhiều lần vì nhiều chứng bệnh Cao huyết áp, Gút, Pholip mũi, Sỏi thận- suy thận độ 2 dẫn suy tim độ 2, gần đây nhất phải nhập viện truyền máu vì xuất huyết tiêu hóa. Hiện người nhà em đang rất hoang mang trong cách chăm sóc bởi bố em mắc nhiều bệnh một lúc xin chuyên gia cho em ý kiến chăm sóc thế nào là phụ hợp nhất cho bố em trong trường hợp này ạ, để ông có thể có sức khỏe chống bệnh tật mà không phải kiêng khem nhiều. Trông ông ngày một yếu em đau lắm ạ

Trả lời:

Chào chị, trong trường hợp bố chồng của chị mắc phải nhiều bệnh cùng 1 thời điểm và cũng đã nhập viện nhiều lần, lại xuất huyết tiêu hóa thì tốt nhất là nên cơ sở khám bệnh có chuyên khoa để khám và uống thuốc điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc bố chồng chị chóng khỏe!

 

Câu 5: Mỹ Thu Thưa Bs, tai biến là một bệnh chỉ có ở người lớn tuổi hay có thể xảy ở mọi lứa tuổi, làm sao ta có thể phân biệt được đâu là tai biến đâu là những bệnh thông thường và cách xử lí khi gặp bệnh tai biến?

Trả lời:

Chào bạn, tai biến hay còn gọi là đột quỵ thì xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ. Cách để phân biệt tai biến đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản là chữ ‘FAST’. ‘FAST’ là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ ‘FAST’ và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Cách xử trí khi gặp tai biến (hay đột quỵ), bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn nên quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, Bạn lưu ý cần tránh với bệnh nhân bị tai biến:

- Không  di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 6: Van Anh Truong khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ não. Cách sơ cứu đầu tiên là phải làm thế nào. người nhà bệnh nhân phải nên làm j để có cách tốt nhất để đảm bảo an toàn 
Trả lời:

Chào bạn, khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần tránh với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì.  Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 7: Memarry Thach Thưa bác sĩ ! cách sơ cứu ban đầu khi nạn nhân có dấu hiệu tai biến- đột quỵ trong quá trình đợi xe cấp cứu là như thế nào ạ ? E xin cám ơn

Trả lời:

Chào bạn! khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần sơ cứu ban đầu nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần tránh với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 8: Mo Suong Nguyen cho em hỏi các dấu hiệu và cách sơ cứu nhanh và hiệu quả nhất khi bị đột quỵ não là gì ạ?

Trả lời:

Chào bạn, cách để phân biệt tai biến đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản là chữ ‘FAST’. ‘FAST’ là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian).  Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ ‘FAST’ và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười.  thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Cách xử trí khi gặp tai biến (hay đột quỵ), bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý những điều tránh với bệnh nhân bị đột quỵ hay tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 9: Duyen Nguyen Những ai có nguy cơ bị tai biến và đột quỵ thưa bác sĩ? Và biểu hiện ban đầu của tai biến là như thế nào để chúng ta có thể phát hiện sớm để điều trị kịp thời? Chế đội ăn uống có phải là một trong những nguyên nhân gây ra tai biến- đột quỵ hay không
Trả lời:

Chào bạn, có một số bệnh sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ (dễ bị đột quỵ hơn): như tăng huyết áp, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu hoặc hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu…Và nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường cao hơn. Hoặc tiền sử gia đình hoặc cá nhân đột quỵ, đau tim hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua. Độ tuổi 55 hoặc lớn hơn. Bởi vì nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi tác và phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, nam giới thì đột quỵ nhiều hơn nữ giới. Người da đen có nhiều khả năng có đột quỵ hơn những người thuộc các chủng tộc khác.

Và biểu hiện ban đầu của tai biến, người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra.  Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản là chữ ‘FAST’. ‘FAST’ là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian).  Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ ‘FAST’ và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng này:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười.  thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm.  Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên.  Người này không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp.  Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Về chế độ ăn uống, thói quen cũng có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây đột quỵ. Ví dụ như một người hút thuốc lá 1 ngày 2 gói trong dòng 20 năm thì thế nào cũng có nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ tăng lên có thể nói là hơn 10 lần so với người bình thường.

 Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 10: Lien Thu Nguyen Làm sao để xử lý khi người nhà bị lên cơn đột quỵ vậy thưa bác sĩ

Trả lời:

Chào bạn, khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh với bệnh nhân bị đột quỵ (tai biến):

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn sức khỏe!

Câu 11: Nguyen Thi Nhan Ăn gì để hạn chế tai biến mạch máu não?

Trả lời!

Chào bạn, tai biến mạch máu não còn được biết đến với tên khác là Đột quỵ não. Đây là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngưng trệ một cách đột ngột. Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng. Một số thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), các loại trái cây giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông và các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Bên cạnh đó, có những thực phẩm không nên dùng cho người tai biến mạch máu não như thực phẩm chứa nhiều vitamin K thường được tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, ...

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 12: Hoa Thơm Khi trúng gió thì người ta hay cạo gió nhưng lại có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh bị tai biến đột quỵ vì triệu chứng hơi giống nhau. Vậy xin hỏi bác sĩ cách phân biệt triệu chứng của trúng gió và đột quỵ.

Trả lời:

Chào bạn, đột qụy (tai biến mạch não) do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn dến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đây là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác và trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong.

Nhiều người thường hay nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió vì chúng có triệu chứng như nhau như nhức đầu, xây xẩm. Thật ra trúng gió (cảm mạo) là từ dùng để chỉ một người bất ngờ cảm lạnh, mệt mỏi, chóng mặt khi thay đổi thời tiết. Còn quá trình đột quỵ diễn ra rất nhanh, nếu như không được kịp thời phát hiện, cấp cứu và điều trị đúng cách thì nếu nặng sẽ dẫn đến tử vong, hoặc có may mắn qua khỏi thì cũng để lại nhiều di chứng.

Đột quỵ là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, có hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn chảy máu não là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch máu vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh.

Lúc này, máu không đến được những vùng chức năng quan trọng để nuôi não nên bệnh nhân nằm trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Khác với trúng gió, chúng ta tuyệt đối không nên “xoa dầu, cạo gió, bế thốc dậy” ở người đột quỵ vì dễ dẫn đến bệnh nặng nề hơn. Chúng ta nên đặt bệnh nhân nằm nghỉ trên giường với đầu nâng cao nhẹ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất điều trị kịp thời.

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 13: Nguyễn Tâm Đan Uống rượu, bia và hút thuốc lá nhiều có gây nguy cơ bị tai biến không?

Trả lời

Chào bạn, uống rượu, bia và hút thuốc lá quá nhiều làm nguy cơ tai biến gia tăng. Ví dụ, như một người hút thuốc lá 1 ngày 2 gói trong vòng 20 năm thì thế nào cũng có nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ tăng lên có thể nói là hơn 10 lần so với người bình thường. Do đó, bạn nên hạn chế những thói quen làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 14: Nguyễn Ngọc Cát Tường Bác sĩ cho biết cách đơn giản để xử lý đột quỵ trước khi đưa vào bệnh viện?

Trả lời:

Chào bạn, khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý những điều cần tránh với bệnh nhân bị đột quỵ (tai biến):

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 15: Tường Vi Cánh Mỏng Ăn nhiều rau xanh và hoa quả, tập thể dục có hạn chế được tai biến, đột quỵ không Bác sỹ?

Trả lời:

Chào bạn, để phòng ngừa đột quỵ bạn nên biết các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng tránh và theo khuyến cáo thì việc áp dụng một lối sống lành mạnh là các bước có thể làm để ngăn chặn một cơn đột quỵ. Một lối sống lành mạnh có nghĩa là chúng ta phải kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp) luôn giữ cho huyết áp ở mức bình thường. Kiểm soát bệnh tiểu đường. Tập thể dục, tránh căng thẳng, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, hạn chế muối …Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống. Không hút thuốc hay uống rượu bia nhiều. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống có chứa trái cây hoặc rau nhiều hơn khẩu phần hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 16: Nga Doan Biểu hiện nào để biết bị tai biến mạch máu não, khi phát hiện cần làm gì ngay để xử lí khi đưa đến bệnh viện ạ

Trả lời:

Chào bạn, các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ ‘FAST’. ‘FAST’ là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ ‘FAST’ và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Và khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý với bệnh nhân bị đột quỵ (tai biến):

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 17: Ngọc Liên Bà nội của em bị tai biến cách đây 2 năm, sau một đêm ngủ dậy thì bà bị liệt một chân và một tay bên phải, đi khám người ta kêu dùng viên thuốc gì đó mấy triệu một viên, tròn tròn như linh đơn vậy, mà uống vào cũng không thấy có tác dụng gì, lâu sau đó đọc báo thì thấy nói viên thuốc đó của trung quốc chứa nhiều thạch tím frown emoticon nhà em mời thầy thuốc đến chữa theo đông y, dần dà thấy bà có đỡ hơn chút, nhưng đi lại vẫn rất khó, bác sĩ cho em hỏi có loại thuốc nào giúp hỗ trợ chữa bệnh tai biến, giúp bà em khỏe hơn không ạ, và nếu một người đã bị tai biến rồi sau đó đỡ bệnh thì có thể bị mắc lại không ạ, cảm ơn bác sĩ! 
Trả lời:

Chào bạn, trong trường hợp bà nội của bạn tốt hơn nên đến khám và điều trị bệnh tại trung tâm đột quỵ. Bệnh nhân đã bị đột quỵ 1 lần rồi thì nguy cơ đột quỵ lần sau sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, đối với người đột quỵ lần đầu thì chúng ta cần phải tuân thủ điều trị và quan tâm nhiều hơn nữa đến bệnh đột quỵ. Tại vì, nguy cơ tái phát cao hơn nhiều so với người chưa từng bị đột quỵ.

Chúc bà của bạn chóng khỏe!

 

Câu 18: Xuanphar Tran Người trẻ tuổi có dễ bị đột quỵ không. Độ tuổi khoảng bao nhiêu là dễ bị đột quỵ ạ.?

Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi, tầm khoảng 20 tuổi hoặc là những trường hợp 15-16 tuổi cũng xảy ra đột quỵ rồi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ. Ngoài ra, còn có một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ (dễ bị đột quỵ hơn): như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu…Nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường cao hơn.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 19: Lê Mẫn Diệp Khi gặp trường hợp tai biến thì cách ứng phó như thế nào là hợp lý nhất?

Trả lời:

Chào bạn, khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần ứng phó hay xử trí theo nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.

Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đối với bệnh nhân bị đột quỵ (tai biến):

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 20: Văn Thị Đoan Phương Làm sao nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh đột quỵ? Người bị đột quỵ có khả năng hồi phục không? Biện pháp để phòng ngừa bệnh đột quỵ là gì ? Những thực phẩm nào phòng tránh được nguy cơ đột quỵ.

Trả lời:

Chào Chị, các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”. “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, chị nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên.  Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Người đột quỵ, điều trị cấp cứu đột quỵ phụ thuộc vào việc đang có một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ chặn một động mạch - loại phổ biến nhất - hay đột quỵ xuất huyết liên quan đến chảy máu vào não. Trong trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ, phải nhanh chóng phải khôi phục lại lưu lượng máu đến não và càng sớm càng tốt. Nhanh chóng điều trị không chỉ cải thiện cơ hội sống sót mà còn có thể làm giảm các biến chứng của đột quỵ có thể được gây ra. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ được điều trị trong một chương trình phục hồi chức năng. Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào các biến chứng.

Phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều ... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 21: Duyên Nguyễn Đột quỵ,tai biến mạch máu não có chữa được khỏi hoàn toàn không?

Trả lời:

 Chào bạn, điều trị đột quỵ phụ thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng bệnh như việc bạn đang có một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ chặn một động mạch - loại phổ biến nhất - hay đột quỵ xuất huyết liên quan đến chảy máu vào não. Trong trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ, phải nhanh chóng phải khôi phục lại lưu lượng máu đến não và càng sớm càng tốt, trong vòng khoảng 6 giờ xảy ra đột quỵ. Nhanh chóng điều trị không chỉ cải thiện cơ hội sống sót mà còn có thể làm giảm các biến chứng của đột quỵ có thể được gây ra. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ được điều trị trong một chương trình phục hồi chức năng. Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào các biến chứng.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 22: Thi Thi Lam Bác sĩ có thể cho mình biết các thực phẩm tốt và xấu với bệnh nhân đột quỵ được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển bệnh. Đối với bệnh nhân đột quỵ nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa. Cần phân bố đều 3-4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…trong khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, hạn chế muối ở mức 4-5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của chuyển hóa đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mỳ, thịt hun khói, batê, xúc xích…Bạn nên chọn thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật (đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ) và đạm động vật (cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc...). Nếu bệnh nhân có kèm theo suy thận, cần giảm lượng đạm từ 0,4 đến 0,6g/kg cân nặng/ngày. Chất béo nên giữ ở mức 25-30g chất béo/ngày, trong đó 1/3 là chất béo động vật và 2/3 là chất béo thực vật như vừng, lạc. Ngoài ra, các loại axit béo trong dầu thực vật có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là do cục máu đông trong lòng mạch máu não. Nên dùng các loại hoa quả chín, rau củ, sữa. Chúng chứa nhiều kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh và chống lại tình trạng toan của cơ thể. Trung bình một quả chuối có 400 mg kali, tương đương với 1 ly nước cam hay một củ khoai tây nướng. Người tiêu thụ dưới 1.500 mg kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với người tiêu thụ 2.300 mg kali/ngày. Ngoài ra, người bị đột quỵ cần:duy trì tập thể dục vừa phải. Ngừng hút thuốc lá vì đây là yếu tố chủ yếu gây nên các bệnh mạch não. Không dùng rượu mạnh. Đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối sẽ tốt cho người bệnh đột quỵ.

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 23: Đào Diệu Linh Đột quỵ có những biểu hiện gì trước đó không ạ? Cách phòng chống đột quỵ thế nào cho tốt?

Trả lời:

Chào bạn, các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng thần kinh xảy ra tương ứng với  khu vực não không được cung cấp máu. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức.  Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”. “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian).  Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên.  Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Biện pháp phòng ngừa đột quỵ, bạn nên biết các yếu tố nguy cơ đột quỵ để phòng tránh và theo khuyến cáo thì việc áp dụng một lối sống lành mạnh là bước có thể làm để ngăn chặn một cơn đột quỵ. Một lối sống lành mạnh có nghĩa là chúng ta phải kiểm soát huyết áp cao (tăng huyết áp) luôn giữ cho huyết áp ở mức bình thường. Kiểm soát bệnh tiểu đường. Tập thể dục, tránh căng thẳng, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và hạn chế lượng natri và rượu, ăn và uống tất cả các cách để giữ cho huyết áp cao trong kiểm soát. Giảm lượng cholesterol và chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống. Không hút thuốc hay uống rượu bia nhiều. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả. Một chế độ ăn uống có chứa trái cây hoặc rau nhiều hơn khẩu phần hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 24: Mẫn Dung Phạm Có người nói: Ngủ quá nhiều có nguy cơ bị bột quỵ? Vậy thông tin đó có đúng không ạ?

Trả lời

Chào bạn, theo nghiên cứu của trường ĐH Cambridge - Anh đã được đăng tải trên Tạp chí Neurology cho thấy những người ngủ nhiều hơn 8 giờ/đêm dễ có khả năng bị tăng 46% nguy cơ đột quỵ so với những người ngủ ở mức trung bình từ 6-8 giờ/đêm. Theo các chuyên gia, thỉnh thoảng ngủ nhiều hơn bình thường sẽ không vấn đề gì, nhưng nếu nó trở thành một thói quen thì bạn cần phải xem xét lại. Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng phát hiện của họ cần phải được theo dõi thêm, và trước hết họ cần hiểu được các cơ chế tiềm ẩn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 25: Lai Minh Thưa bác sĩ, tai biến, đột quỵ là như thế nào? Có phải té ngã ở người già là bị tai biến không? nghe trong dân gian có 1 bài thuốc phòng bệnh tai biến, chỉ dùng 1 lần để phòng cả đời có đúng không?

Trả lời:

Chào bạn, tai biến mạch máu não còn gọi là đột qụy là một vấn đề gì đó xảy ra một cách rất đột ngột làm ngưng trệ quá trình cung cấp oxy lên cho tế bào não và làm cho tế bào não bị ngưng trệ cung cấp oxy đó mất chức năng. Chúng ta sẽ bị ảnh hưởng của hậu quả để lại là chúng ta sẽ bị ảnh hưởng của vùng chức năng đó bị mất đi. Ví dụ như nếu xảy ra ở vùng trung tâm vận động thì người bị đột quỵ sẽ mất đi chức năng vận động. Nếu như cái vùng đó nằm ở vùng điều khiển của chức năng hô hấp chẳng hạn thì nó làm ngưng thở, còn nếu nằm ở vùng trung tâm điều khiển giọng nói thì người bị đột quỵ sẽ mất đi ngôn ngữ. Tình trạng đột quỵ xảy ra thường do 2 nhóm nguyên nhân, nguyên nhân thứ nhất là nghẽn mạch máu não hay còn gọi là tắc mạch, nhóm thứ 2 là tai biến mạch máu não là đứt mạch máu não hay vỡ mạch máu não được gọi là xuất huyết não. Trong hai nhóm đó, 80% đột quỵ xảy ra là do tắt nghẽn mạch máu não hay là nhồi máu não và 20% là xuất huyết não hay còn gọi là vỡ mạch máu não. Tình trạng bị té ngã ở người già có nhiều nguyên nhân, cũng có thể té ngã do bị đột quỵ. Trong trường hợp này, phải đến bác sĩ chuyên khoa khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Việc dùng bài thuốc dân gian phòng bệnh tai biến, chỉ dùng 1 lần để phòng cả đời thì hiện nay chưa có tài liệu nào nói về bài thuốc này. Do đó, người bị đột quỵ tốt nhất nên uống thuốc và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 26: Trang Anh Thưa bác sĩ, đột quỵ có phải là cơn đau tim không ạ? Nếu không phải , bác sĩ có thể phân biệt giúp cháu được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, Đột quỵ là mất đột ngột lưu lượng máu lên não, do tắc mạch, nghẽn mạch, vỡ mạch, chảy máu não, nếu tình trạng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cơn đau tim (còn gọi là nhồi máu cơ tim) là do tắc mạch ở động mạch nuôi cơ tim, hoại tử cơ tim nếu không được điều trị kịp thời.

Trước đây, đột quỵ là từ gọi chung cho cả não, tim, nhưng nay người ta định nghĩa nhồi máu cơ tim khác trước nên không dùng từ đột quỵ để chỉ chung cho tình trạng nhồi máu cơ tim. Đột quỵ hiện chủ yếu là tình trạng tai biến mạch máu não.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 27: My Mai Có nên sơ cứu người bị đột quỵ bằng cách lấy kim đâm vào tai, ngón tay không ạ? Nếu không thì cách sơ cứu người bị đột quỵ như thế nào ạ?

Trả lời:

Chào bạn, sơ cứu người bị đột quỵ bằng cách lấy kim đâm vào tai, ngón tay thì chúng ta nên thay đổi quan niệm này. Vì làm như thế chẳng những không giúp ít gì cho bệnh nhân mà còn làm cho bệnh nhân đau đớn thêm và làm chậm trễ thời gian khi đưa đến bệnh viện, ngoài cửa sổ điều trị (qua 6 giờ). Do đó, khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần ứng phó hay xử trí theo nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.  Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Câu 28: Lê Kim Sau tai biến, nếu tập vật lí trị liệu thì bệnh nhân có thể lấy lại được bao nhiêu phần trăm khả năng vận động như ban đầu?

Trả lời:

Chào bạn! sau khi bị tai biến, nhiều bệnh nhân có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn, nếu được chăm sóc điều trị thích hợp. Thời gian để hồi phục: từ một vài ngày đến vài tháng, tùy theo mức độ bệnh. Thời gian hồi phục nhanh và nhiều nhất là ba tháng đầu tiên sau đột quỵ. Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào các biến chứng.

Chúc bạn khỏe!

 
Câu 29: Bach Lan Đột quỵ thường gặp ở đối tượng nào? Người cao tuổi, người trung niên hay thanh niên ạ? Nam giới dễ mắc đột quỵ hơn nữ giới có phải không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ. Ngoài ra, còn có một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ (dễ bị đột quỵ hơn): như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu…Nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường cao hơn.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 30: Luu Dai Trang Mình và gia đình đã tận mắt chứng kiến người cậu họ của mình bị đột quỵ ngay bên cạnh nhưng tất cả đều không có kiến thức sơ đẳng nào về bệnh này nên những cách sơ cứu mọi người đã áp dụng đều khiến tình trạng bệnh nguy kịch hơn và kết quả là cậu đã ra đi. Vậy bác sĩ có thể cho biết cách sơ cứu hiệu quả nhất khi gặp người bị đột quỵ ạ? Có nên xoa dầu gió khi đó không? Và để hạn chế nguy cơ bị đột quỵ thì cách phòng chống là gì?
Cảm ơn BS!

Trả lời:

Chào bạn, khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.

Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh đối với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…vì những vấn đề này không đúng, làm cho bệnh nhân đau đơn thêm và làm trì hoãn thời gian đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não.

Phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt, ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 31: Na Xì Trum Biến chứng đột quỵ như thế nào ạ ?

Trả lời:

Chào bạn, cơn đột quỵ đôi khi có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não bị thiếu lưu thông máu và phần bị ảnh hưởng. Các biến chứng có thể bao gồm:

- Liệt nửa người là di chứng nặng nề nhất sau tai biến, làm cho người bệnh không hoặc khó khăn trong đi lại, cử động tay chân. Theo thống kê, có tới 92% người bị tai biến mạch máu não bị chứng liệt nửa người.

- Chứng rối loạn ngôn ngữ: ngôn ngữ mất chuẩn (mất tiếng, nói ngọng) là chứng bệnh thường gặp ở những người sau khi bị tổn thương cục bộ ở não, có người sau tai biến trở nên nói bập bẹ như trẻ mới tập nói. Có những trường hợp mất đi nhịp điệu tiếng nói, bị chuyển giọng, âm điệu của ngôn ngữ bị biến đổi, có người nói những trọng âm như người nước ngoài.

-Tiểu tiện không tự chủ, đại tiện không tự chủ cũng là một di chứng thường thấy ở người bệnh sau tai biến.

Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não, tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mắc mới chứng tai biến mạch máu não, trong đó có tới 50% tử vong. Trong số 50% bệnh nhân tai biến mạch máu não sống sót, có tới 92% mắc di chứng về vận động, 68% di chứng vừa và nhẹ, 27% di chứng nặng, 92% người bệnh liệt nửa người đang sống tại gia đình và cộng đồng vẫn cần luyện tập phục hồi chức năng.

Các di chứng mà tai biến mạch máu não để lại cho người bệnh hết sức nặng nề, đặc biệt là di chứng về vận động. Bệnh nhân bị liệt nửa người do tai biến mạch máu não là người đa tàn tật vì ngoài giảm hoặc mất khả năng vận động, họ còn có nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như rối loạn về ngôn ngữ, rối loạn thị giác, rối loạn cảm giác, rối loạn nhận thức …

Thân ái chào bạn!

 

Câu 32: Thiên Trang Ở độ tuổi 25 của mình có thể bị đột quỵ không? Mình có thể sd thuốc Natto Emzym để phòng ngừa đuợc không?

Trả lời:

Chào bạn, tai biến hay còn gọi là đột quỵ thì xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi, tầm khoảng 20 tuổi hoặc là những trường hợp 15-16 tuổi cũng xảy ra đột quỵ rồi. Nên ở độ tuổi 25 nếu có những yếu tố nguy cơ thì vẫn có thể xảy ra đột quỵ và theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ.

NattoEnzyme có thành phần là Nattokinase giúp làm tan huyết khối trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn não. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết khối. Bạn có thể sử dụng NattoEnzyme để phòng ngừa tai biến khi bạn có nguy cơ về các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, đau thắt ngực, …

Thân ái chào bạn!

 

Câu 33: Dung Dac HO Dang bi benh TAI BIEN lan thu 1,da va dang dieu tri bang thuoc Tay hang ngay,va tu tap phuc hoi tai nha.Xin hoi BENH co the xay ra DOT QUY KHONG???Va co bieu hien nhu the nao???

Trả lời:

Chào bạn, trong trường hợp bệnh nhân đã bị đột quỵ 1 lần rồi thì nguy cơ đột quỵ lần sau sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, đối với người đột quỵ lần đầu thì chúng ta cần phải tuân thủ điều trị và quan tâm nhiều hơn nữa đến bệnh đột quỵ. Tại vì, nguy cơ tái phát cao hơn nhiều so với người chưa từng bị đột quỵ.

Các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”. “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian).  Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên.  Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 34: Pham Andrea Trên thị trường có khá nhiều thuốc cho bệnh nhân đột quỵ. Xin bác sĩ cho em biết, NattoEnzym có dành cho người đột quỵ không? Công dụng, cách dùng và đối tượng sử dụng thuốc NattoEnzym như thế nào ạ?

Trả lời:

Chào bạn, NattoEnzyme có thành phần là Nattokinase giúp làm tan huyết khối trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn não. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết khối (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường) và hỗ trợ ổn định huyết áp. Dùng ngày uống 2 lần, sáng 1 viên và tối 2 viên, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Đối tượng dùng NattoEnzyme là người có nguy cơ về các bệnh lý tim mạch hoặc người cao tuổi sử dụng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết khối.

Chào thân ái!

 

 

Câu 35: Nguyễn Minh Hằng DX Nhà bạn em có 2 người mất do đột quị. Vậy bác sỹ cho em hỏi có phải gen di truyền không. Có cách phòng tránh không ạ.

Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng các tế bào của một phần não bị chết vì không được cung cấp oxy, do các nguyên nhân gây tắc mạch hoặc nghẽn ngạch máu nuôi dưỡng xuất hiện một cách đột ngột hay từ từ. Và đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ) hay gặp vào mùa lạnh, khi thay đổi áp suất khí quyển đột ngột và ở những người có các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipit máu, hút thuốc lá, bệnh tim mạch, nghiện rượu, AIDS... Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh nhưng đây không phải là bệnh di truyền.

Phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc lá nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt, ù tai, tê buốt chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Chúc bạn luôn khỏe!


Câu 36: Quang Phát Theo em biết đột quỵ thường xảy ra đột xuất và bệnh bộc phát bất ngờ khiến cho chúng ta không ứng phó kịp thời. Đối với những người có bệnh lý về tim mạch thì họ biết theo dõi huyết áp của mình và có thuốc uống ngăn ngừa còn với những người bình thường có thể đột quỵ đang tìm ẩn trong người mà họ không biết đến khi bệnh bộc phát thì không kịp trở tay. Thưa Bác Sĩ cho em hỏi những dấu hiệu cơ bản nhất của căn bệnh tai biến đột quỵ và ở độ tuổi nào là độ tuổi nên theo dõi huyết áp thường xuyên để phòng tránh căn bệnh này.

Trả lời

Chào bạn, các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”.  “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian).  Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên.  Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp: 3,3% ở độ 18-29 tuổi; 13,2% ở độ 30-39 tuổi; tăng dần đến 51% ở độ 60-74 tuổi; trung bình cứ tăng 10 tuổi thì tỷ lệ tăng huyết áp 5%. Nên ở độ tuổi nào cũng cần theo dõi huyết áp. Và đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ. Độ tuổi 55 hoặc lớn hơn dễ bị đột quỵ hơn bởi vì nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi tác và nam giới thì đột quỵ nhiều hơn nữ giới.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 37: Vũ Đặng Kiều Thanh Chào bác sĩ !
Bác sĩ có thể cho e hỏi. Đột quỵ là gì? Những triệu chứng đau nhói hay co thắt ở tim có phải là đột quỵ hay không? Lối sống, cách sinh hoạt có là 1 phần ảnh hưởng đến bệnh này ? Và cách phòng chống nó như thế nào ? 
Đột quỵ có thể chữa bằng những loại thuốc nào ? Cách bó thuốc gia truyền với lòng trắng trứng gà ta có được hay không ?
Em xin cám ơn !

Trả lời:

Chào bạn, Đột quỵ là mất đột ngột lưu lượng máu lên não, do tắc mạch, nghẽn mạch, vỡ mạch, chảy máu não, nếu tình trạng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cơn đau tim (còn gọi là nhồi máu cơ tim) là do tắc mạch ở động mạch nuôi cơ tim, hoại tử cơ tim nếu không được điều trị kịp thời.

Trước đây, đột quỵ là từ gọi chung cho cả não, tim, nhưng nay người ta định nghĩa nhồi máu cơ tim khác trước nên không dùng từ đột quỵ để chỉ chung cho tình trạng nhồi máu cơ tim. Đột quỵ hiện chủ yếu là tình trạng tai biến mạch máu não.

Lối sống, cách sinh hoạt cũng có là 1 phần ảnh hưởng đến việc gia tăng nguy cơ đột quỵ. Ví dụ như một người hút thuốc lá 1 ngày 2 gói trong dòng 20 năm thì thế nào cũng có nguy cơ đột quỵ. Nguy cơ đột quỵ tăng lên có thể nói là hơn 10 lần so với người bình thường. Hoặc những người làm việc trong môi trường áp lực ngày càng tăng dần, có nhiều hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm cũng làm gia tăng tình trạng bệnh đột quỵ.

Để phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Điều trị đột quỵ có nhiều loại thuốc được dùng, tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng khác nhau như sử dụng thuốc làm tan cục máu đông như tPA (tissue plasminogen activator), các chất loãng máu (blood thinners) như heparin và coumadin hayAspirin và các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được sử dụng. Khi nhức đầu dữ dội có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng thuốc hạ áp để kiểm soát tăng huyết áp, …. Tốt nhất, người bệnh đột quỵ không tự ý dùng thuốc nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và khi dùng thêm thuốc gì ngoài chỉ định của bác sĩ thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 38: HằngM Nguyễn Độ tuổi nào dễ mắc chứng đột quỵ. Theo em biết thì khi huyết áp cao mới dẫn đến đột quỵ phải k ạ. Và thực phẩm thức uống hàng ngày có phải cũng là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ. Xin cảm ơn.

Trả lời

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Độ tuổi 55 hoặc lớn hơn dễ bị đột quỵ hơn bởi vì nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi tác và nam giới thì đột quỵ nhiều hơn nữ giới.

Những người có tiền sử huyết áp cao sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần so với những người không có bệnh. Ngoài bệnh cao huyết áp còn nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ như tiền sử gia đình hoặc cá nhân đột quỵ, đau tim, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, bệnh tiểu đường, thừa cân (chỉ số khối cơ thể 25 - 29) hoặc béo phì (chỉ số khối cơ thể là 30 hoặc cao hơn), rối loạn mỡ máu, ... Chế độ ăn uống hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo, …

Thân ái chào bạn!

 

Câu 39: Alice An Chào bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi, hiện có ý kiến: Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí cả trẻ sơ sinh và thanh niên và ý kiến khác là: Đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi. Vậy ý kiến nào đúng và tại sao ạ?

Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi, tầm khoảng 20 tuổi hoặc là những trường hợp 15-16 tuổi cũng xảy ra đột quỵ rồi. Độ tuổi mắc đột quỵ đang trẻ hóa. Đột quỵ theo ghi nhận trước đây, thường ở hai đầu của cuộc đời, tức là tuổi già (60-70 tuổi) và trẻ sơ sinh (40 ngày tuổi) do vỡ phình động mạch não. Hiện nay, đột quỵ não có xu hướng tăng lên ở lứa tuổi trẻ hơn (lứa tuổi 20- 30). Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP HCM ghi nhận bệnh nhân bị đột quỵ ở độ tuổi 20 tăng từ 1,7% lên 2,5% (trong tổng số bệnh nhân đột quỵ) trong vòng 3 năm. Tại các bệnh viện cũng đều ghi nhận ngày càng gặp nhiều ca đột quỵ não ở lứa tuổi 20-30. Vì vậy, ở người trẻ tuổi cũng cần phải biết cảnh giác, có những hiểu biết về nguy cơ và biện pháp dự phòng đột quỵ.

Chào thân ái!

 

Câu 40: Aki Du Thưa bác sĩ, bác sĩ cho em hỏi bệnh đột quỵ điều trị chỉ dùng một loại thuốc đông y hoặc tây y hay kết hợp cả hai ạ? Bác sĩ có thể cho em biết một số bài thuốc cho đột quỵ được không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, điều trị cấp cứu đột quỵ phụ thuộc vào việc đang có một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ hay đột quỵ xuất huyết liên quan đến chảy máu vào não. Có nhiều loại thuốc được dùng trong việc điều trị như sử dụng thuốc làm tan cục máu đông như tPA (tissue plasminogen activator), các chất loãng máu (blood thinners) như heparin và coumadin hayAspirin và các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được sử dụng. Khi nhức đầu dữ dội có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng thuốc hạ áp để kiểm soát tăng huyết áp, …. Việc dùng thuốc trong điều trị đột quỵ tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có phương pháp điều trị khác nhau. Tốt nhất, người bệnh đột quỵ không tự ý dùng thuốc, khi dùng thêm thuốc gì ngoài chỉ định của bác sĩ thì tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 41: Nguyễn Thị Loan Thưa bác sĩ: Làm sao để phòng ngừa tai biến đột quỵ cho người từng mắc bệnh này khi họ cần di chuyển từ vùng có khí hậu ấm sang vùng có khí hậu lạnh và cách sơ cứu khi bị đột quỵ.

Trả lời:

Chào bạn, để phòng ngừa tai biến đột quỵ cho người từng mắc bệnh này khi họ cần di chuyển từ vùng có khí hậu ấm sang vùng có khí hậu lạnh bạn chú ý giữ ấm cơ thể, tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài, không tắm ngay sau khi vừa ở ngoài trời nắng hoặc vận động thể lực đổ mồ hôi nhiều; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đường huyết, stress…; tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, không lạm dụng rượu bia, giữ cân nặng hợp lý. Và khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn lưu ý cần tránh với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến  vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chào thân ái!

 

Câu 42: Tiên Suri  Xin chào bác sĩ. Bố em năm nay 60 tuổi có tiền sử bị cao huyết áp. Mấy ngày trước, ông đột ngột bị nhức đầu dữ dội và yếu tay chân, đưa đến bệnh viện và được chuẩn đoán là bị tai biến mạch máu não. Bác sĩ có thể cho em biết bệnh này có di truyền không và em nên uống thuốc gì để phòng ngừa tai biến?

Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng các tế bào của một phần não bị chết vì không được cung cấp oxy, do các nguyên nhân gây tắc mạch hoặc nghẽn ngạch máu nuôi dưỡng xuất hiện một cách đột ngột hay từ từ. Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh nhưng đây không phải là bệnh di truyền. Để phòng bệnh tai biến tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện xuất hiện tai biến như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng Nattoenzym để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết khối (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường) và hỗ trợ ổn định huyết áp. Dùng ngày uống 2 lần, sáng 1 viên và tối 2 viên, trước bữa ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ. Đối tượng dùng NattoEnzyme là người có nguy cơ về các bệnh lý tim mạch hoặc người cao tuổi sử dụng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết khối.

Thân ái chào bạn!

 

Câu 43: Thu Hang Dao Thi Đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa. Mong fanpage tư vấn giúp cho những người trẻ về chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa. Khi xảy ra đột quỵ cần làm những việc gì trước khi đưa người bị đột quỵ tới bệnh viện. 

Trả lời:

Chào bạn, tai biến mạch máu não còn được biết đến với tên khác là Đột quỵ não. Đây là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngưng trệ một cách đột ngột. Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng. Một số thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), các loại trái cây giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông và các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Bên cạnh đó, có những thực phẩm không nên dùng cho người tai biến mạch máu não như thực phẩm chứa nhiều vitamin K thường được tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, ... Và khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chay máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh đối với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái, …

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 44: Na Yumi Xin chào các bác sĩ. Gia đình tôi có nhiều người bị huyết áp cao nên tôi rất quan tâm đến những phương pháp phòng chống đột quỵ tai biến.
Tình cờ trong một lần tìm hiểu các thông tin trên mạng tôi có đọc được một bài chia sẻ về cách phòng chống đột quỵ tai biến chỉ làm một lần duy nhất trong đời như sau:
"Dùng các nguyên liệu thuốc Bắc gồm Hạnh nhân 10g, Chi tử 10g, Đào nhân 10g, tất cả tán mịn cùng các nguyên liệu phụ Gao nếp 10 hạt, Tiêu sọ trắng 10 hạt, Lòng trắng trứng gà 1 quả.
Cách làm như sau: Tán nhỏ 10 hạt gạo nếp cùng 10 hạt tiêu sọ. Trộn đều nguyên liệu thuốc Bắc với gạo nếp, tiêu sọ đã tán nhỏ với lòng trắng trứng gà. Cho tất cả hỗn hợp trên vào miếng vải đắp vào gan bàn chân.

Lấy băng y tế quấn chặt, không để thuốc chảy ra. Đắp thuốc này từ buổi tối để qua đêm, đến sáng hôm sau thì tháo ra. Lưu ý là nữ đắp lòng bàn chân phải, nam đắp lòng bàn chân trái.
Nếu sau khi tháo băng thấy lòng bàn chân có màu xanh mực là kết quả tốt (càng xanh đậm càng tốt). Một thời gian sau màu xanh sẽ mờ dần. Thuốc này không có tác dụng phụ." Xin hỏi bác sĩ bài thuốc trên có công dụng thật khay không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, về bài thuốc như bạn đã chia sẻ để phòng chống đột quỵ thì hiện nay mình chưa có y văn nào cập nhật nên cũng không thể trả lời chắc chắn với bạn là có tác dụng hay không. Chào thân ái chào bạn!

 

Câu 45: Phạm Thảo Theo mình được biết bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não rất nguy hiểm với tính mạng con người chỉ đứng sau bệnh tim mạch, vậy để phòng tránh ngoài dùng thuốc ra chúng ta phải có một chế độ ăn uông ra sao, sinh hoạt thế nào để giảm thiểu tối đa các yếu tố gây ra bệnh đột quỵ, nếu không may gặp trường hợp đột quỵ mình nên làm gì để sơ cứu cho người bệnh trước khi đưa họ đến bệnh viện và có thể chữa khỏi hẳn bệnh hay không?

Trả lời:

Chào bạn, tai biến mạch máu não còn được biết đến với tên khác là Đột quỵ não. Đây là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngưng trệ một cách đột ngột. Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng. Một số thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), các loại trái cây giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông và các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Bên cạnh đó, có những thực phẩm không nên dùng cho người tai biến mạch máu não như thực phẩm chứa nhiều vitamin K thường được tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, ... Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Và khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí nguyên tắc ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh những điều sau với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì.  Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Người đột quỵ, điều trị nhồi máu não phải nhanh chóng phục hồi dòng máu đến não. Điều trị kịp thời không những cải thiện khả năng sống mà còn làm giảm biến chứng do đột quỵ. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ được điều trị trong một chương trình phục hồi chức năng. Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào các biến chứng.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 46: Huy Huỳnh Aronhuy Cho em hỏi thời gian vàng để xử trí cơn đột quỵ là bao lâu để tránh biến chứng yếu liệt nữa người, xuất huyết não... làm cách nào nhận biết cơn đột quỵ xảy ra. 

Trả lời:

Chào bạn, thời gian cấp cứu đột quỵ còn hơn vàng nữa, trong y khoa ngày nay người ta nói thời gian là não (time is brain). Chúng ta mất thời gian là chúng ta mất não. Khoảng vài năm trước đây, khoảng thời gian là khoảng cho phép cấp cứu đột quỵ não, đặc biệt là trong nhóm nghẽn mạch máu não là 3 giờ. Do đó, trong dân gian hoặc theo quan niệm củ là 3 giờ. Nhưng thời gian cho phép cấp cứu não ngày nay đối với đường khai thông mạch máu qua đường tĩnh mạch (là bơm thuốc làm tan cục máu đông qua đường tĩnh mạch) thì cho phép lên đến 4,5 giờ. Thời gian để cấp cứu bệnh trong trường hợp tắt nghẽn mạch máu não mà bằng con đường can thiệp xâm lấn tối thiểu, can thiệp bằng máy DSA thì cho phép đến 6 giờ. Tuy nhiên, một cái khẩu hiệu chung: “thời gian chính là não”. Nếu như trong trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ rồi mà chúng ta không cấp cứu khẩn cấp thì thời gian càng lâu làm não càng tổn thương nặng và thậm chí chúng ta có thể mất bệnh nhân nếu như chúng ta mất thời gian vàng.

Và các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”.  ‘FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Chúc bạn khỏe, thân ái chào bạn!


Câu 47: Justin Tran Chào bác sĩ theo thông tin em tìm hiểu được thì biểu hiện của người bị đột quỵ khá giống với người bị trúng gió. Đột nhiên chóng mặt ,xây xẩm,méo mặt hay té xĩu,bất tĩnh hay nôn ói. Làm sao để phân biệt được đột quỵ hay trúng gió thưa bác sĩ. Em biết tai biến đột quỵ rất nguy hiểm bác gái gần nhà em bị tai biến đang tập thể dục và té xĩu nhập viện và mất ạ. Bệnh này nguy hiểm mong bác sĩ giúp đỡ để mọi người hiểu rõ về căn bệnh này. Không để điều đáng tiếc xảy ra ạ. Cám ơn Bác Sĩ .

Trả lời:

Chào bạn, đột qụy (tai biến mạch não) do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn dến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đây là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác và trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong.

Nhiều người thường hay nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió vì chúng có triệu chứng như nhau như nhức đầu, xây xẩm. Thật ra trúng gió (cảm mạo) là từ dùng để chỉ một người bất ngờ cảm lạnh, mệt mỏi, chóng mặt khi thay đổi thời tiết. Còn quá trình đột quỵ diễn ra rất nhanh, nếu như không được kịp thời phát hiện, cấp cứu và điều trị đúng cách thì nếu nặng sẽ dẫn đến tử vong hoặc có khỏi thì có nhiều khả năng để lại di chứng.

Đột quỵ là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột, với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn chảy máu não là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch máu vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh.

Lúc này, máu không đến được những vùng chức năng quan trọng để nuôi não nên bệnh nhân nằm trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Khác với trúng gió, chúng ta tuyệt đối không nên “xoa dầu, cạo gió, bế thốc dậy” ở người đột quỵ vì dễ dẫn đến bệnh nặng nề hơn. Chúng ta nên đặt bệnh nhân nằm nghỉ trên giường với đầu nâng cao nhẹ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất điều trị kịp thời.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 48: Mốc Mốc Liệu những người cao tuổi đi tập thể dục vào sáng sớm có là nguyên nhân gây đột quỵ không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, theo thống kê ở các bệnh viện số bệnh nhân bị đột quỵ não nhập viện vào mùa lạnh tăng từ 15-30% so với bình thường. Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do sự co giãn mạch quá mức khi thời tiết đột ngột thay đổi có thể gây đứt, vỡ mạch máu não dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ.  Điều này hết sức nguy hiểm ở người cao tuổi bởi lưu lượng máu qua não ở người già đã giảm rất thấp, khả năng dự trữ chức năng không còn nhiều, nên rất khó thích nghi với những thay đổi thất thường của thời tiết. Do đó, người cao tuổi nên tập thể dục thể thao điều độ nhưng không nên tập thể dục khi trời còn quá sớm. Đây chính là một trong những lý do dẫn đến chứng tai biến mạch máu não.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!


Câu 49: Ngọc Quỳnh
 Trẻ em (dưới 18 tuổi) có nguy cơ bị đột quỵ không ? 
Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi, tầm khoảng 20 tuổi hoặc là những trường hợp 15-16 tuổi cũng xảy ra đột quỵ rồi. Do vậy, trẻ em (dưới 18 tuổi) nếu có những yếu tố nguy cơ thì vẫn có thể xảy ra đột quỵ.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 50: Trinh Mỹ Nguyễn Triệu Chào bác sĩ! cho em hỏi có phải tuổi càng cao thì nguy cơ đột ngụy càng cao ? Khi có người thân bị đột ngụy thì điều gì nên làm và điều gì không nên làm. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ. Độ tuổi 55 hoặc lớn hơn dễ bị đột quỵ hơn bởi vì nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi tác và nam giới thì đột quỵ nhiều hơn nữ giới.

Khi đã biết một người bị đột quỵ, bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa đến bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn nên quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, Bạn cần lưu ý tránh những điều sau với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn nhiều sức khỏe và phòng tránh được đột quỵ!

 

Câu 51: Hoa Sữa Càng ngày độ tuổi nguy cơ tai biến càng trẻ hoá, vậy cách ăn uống và chế độ khi còn trẻ cần thực hiện như thế nào để phòng tránh ạ?

Trả lời:

Chào bạn, tai biến mạch máu não còn được biết đến với tên khác là Đột quỵ não. Đây là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngưng trệ một cách đột ngột. Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng. Một số thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), các loại trái cây giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông và các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo ... Thay đổi lối sống, giảm stress, chăm tập thể dục và không hút thuốc, uống rượu là những phương pháp hữu hiệu phòng chống đột quỵ.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 52: Namtuoi Aimy Lam thưa Bác Sĩ, Có 1 lần em chứng kiến một bác đi đường dưới cái trời nắng nóng và bác đã ngất đi tại chổ,cũng may là kế gần trạm xá nên nhân viên y tế đến kịp thời và giúp bác qua cơn nguy, và theo em đươc mọi người bảo là do Đột quỵ nắng nóng. Vậy BS cho em hỏi Đột quỵ nắng nóng là gì ?có nguy hiểm đến tính mạng? và cach điều trị ra sao ạ ?

Trả lời:

Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng tăng thân nhiệt gây đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó tổn thương thần kinh là nổi bật. Đó là các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và có thể hôn mê.

Nếu gặp trường hợp bị đột quỵ nhiệt (do nắng nóng) thì chúng ta trước hết, đưa bệnh nhân vào chỗ mát, cách ly với môi trường nắng nóng bên ngoài. Cởi bớt quần áo, phun nước lạnh vào người bệnh nhân. Khi nhiệt độ xuống 38oC, gọi cứu thương hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục theo dõi điều trị.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 53:  Trần Thạch Thảo thưa bác sĩ, bác sĩ hãy tư vấn giúp em các yếu tố nguy cơ nào gây nên đột quỵ để giúp chúng ta phòng tránh? Nếu gặp 1 người đột quỵ xảy ra (chưa kịp đi bệnh viên) thì việc đầu tiên cần làm để sơ cứu làm gì ạ? em cám ơn

Trả lời:

Chào bạn, có một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ (dễ bị đột quỵ hơn): như tăng huyết áp, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu hoặc hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu…Và nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường cao hơn. Hoặc tiền sử gia đình hoặc cá nhân đột quỵ, đau tim hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua. Độ tuổi 55 hoặc lớn hơn bởi vì nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi tác

Nếu gặp bệnh nhân bị đột quỵ, bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa đến bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn nên quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh những điều sau đối với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Thân ái chào bạn!

Câu 54: Hải My Chào bác sĩ!
Đối với người bị đột quỵ,cách ăn uống và chăm sóc và ăn uống như thế nào để mau hồi phục?người đã bị đột quỵ rồi thì có nguy cơ bị tiếp hay không?

Trả lời:

Chào bạn, đối với người bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng. Một số thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), các loại trái cây giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông và các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Bên cạnh đó, có những thực phẩm không nên dùng cho người tai biến mạch máu não như thực phẩm chứa nhiều vitamin K thường được tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, .. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Trong trường hợp, bệnh nhân đã bị đột quỵ 1 lần rồi thì nguy cơ đột quỵ lần sau sẽ cao hơn so với người bình thường. Do đó, đối với người đột quỵ lần đầu thì chúng ta cần phải tuân thủ điều trị và quan tâm nhiều hơn nữa đến bệnh đột quỵ. Tại vì, nguy cơ tái phát cao hơn nhiều so với người chưa từng bị đột quỵ.

 Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 55: Phuongthuy Hoang Nếu gặp bệnh nhân bị tai biến, đột quỵ thì việc cần làm đầu tiên là gì ạ? Có cách sơ cứu nào hiệu quả thưa bác sỹ?

Trả lời:
Chào bạn, nếu gặp bệnh nhân bị đột quỵ, bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa đến bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn nên quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh những điều sau đối với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Thân ái chào bạn!

 

Câu 56: Quyên Bùi - Có phải đột quỵ chỉ xảy ra ở người cao tuổi không thưa bác sĩ ?
- Đột quỵ có thể được coi là 1 căn bệnh không hay nó chỉ là 1 biến chứng của tim mạch ?
- học sinh sinh viên như chúng em thì thường không mắc phải đột quỵ phải k ạ ?
Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi, tầm khoảng 20 tuổi hoặc là những trường hợp 15-16 tuổi cũng xảy ra đột quỵ rồi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ.

Đột quỵ là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn chảy máu não là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch máu vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh. Những người có yếu tố nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, một số bệnh tim (bệnh van tim, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ), bệnh mạch máu ngoại biên, tiền căn thiếu máu cục bộ thoáng qua, tăng thể tích hồng cầu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu hoặc hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu…Và nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường cao hơn và nam giới thì đột quỵ nhiều hơn nữ giới. Người da đen có nhiều khả năng có đột quỵ hơn những người thuộc các chủng tộc khác. Nên học sinh, sinh viên nếu có những yếu tố nguy cơ thì vẫn có thể xảy ra đột quỵ.

Thân ái chào bạn!

 

Câu 57: Babyshop Myho Chào bác sĩ. Em 27 tuổi, lúc mang thai 7tháng e bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, nay e sinh bé đc 4 tháng rồi, lúc đấy e dùng pp massa và chườm nóng, tập luyện, mặt nay cũng bình thường nhưng vẫn ko hết 100% ah, vẫn khó chịu bên mặt bị bệnh, bác sĩ cho e hỏi đấy có phải một dạng của tai biến nhẹ ko ạ. Và làm sao để hết hoàn toàn ah. Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời:

Chào bạn, liệt dây thần kinh số 7, thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do lạnh. Bệnh có đặc điểm là phục hồi nhanh, song dễ để lại di chứng về vận động, thẩm mỹ nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Khi bị liệt mặt, cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não... Ngoài ra, cần điều trị sớm các chứng viêm nhiễm ở tai, mũi, họng và đề phòng chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm. Bạn cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, căn bản là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh.

Chúc bạn chóng khỏe!

 

Câu 58: Nguyễn T Ngọc Diễm Nếu người thân bị đột quỵ bất ngờ mình xử lý như thế nào vậy Bác sĩ? Và cách chăm sóc người đột quỵ ra sao ăn uống, nghỉ ngơi như thế nào, và có thuốc gì chữa khỏi đột quỵ ko vậy Bác sĩ?

Trả lời:

Chào bạn, nếu người thân bị đột quỵ bất ngờ, bạn cần xử trí nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa đến bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn nên quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh những điều sau đối với bệnh nhân bị tai biến:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái,…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Đối với người bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng. Một số thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), các loại trái cây giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông và các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Bên cạnh đó, có những thực phẩm không nên dùng cho người tai biến mạch máu não như thực phẩm chứa nhiều vitamin K thường được tìm thấy nhiều trong gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, .. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Điều trị đột quỵ có nhiều loại thuốc được dùng, tùy theo tình trạng bệnh mà sử dụng khác nhau như sử dụng thuốc làm tan cục máu đông như tPA (tissue plasminogen activator), các chất loãng máu (blood thinners) như heparin và coumadin hayAspirin và các tác nhân kháng tiểu cầu khác cũng có thể được sử dụng. Khi nhức đầu dữ dội có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng thuốc hạ áp để kiểm soát tăng huyết áp, …. Tốt nhất, người bệnh đột quỵ không tự ý dùng thuốc nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và khi dùng thêm thuốc gì ngoài chỉ định của bác sĩ thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ.

Thân ái chào bạn!

 

Câu 59: Trần Bích Hảo Bác mình bị biến chứng liệt nửa người, em muốn hỏi cách chăm sóc tốt nhất và muốn biết có khả năng phục hồi không ạ?

Trả lời:

Chào bạn, việc chăm sóc bị di chứng đột quỵ cần phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, chu đáo, kiên nhẫn, phù hợp với từng trường hợp, từng thể bệnh cụ thể. Để bảo đảm đường hô hấp được thông thoáng, không bị cản trở làm tắc sự lưu thông khí; cần đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng, không kê gối phần đầu, để đầu hơi ngửa. Thỉnh thoảng cần lau chùi, hút sạch các chất dịch ứ đọng trong miệng, không để bệnh nhân bị sặc bởi chất dịch, cần tháo những răng giả ra khỏi miệng.

Chú ý vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn từ răng miệng lan xuống đến đường hô hấp trên. Thông thường thức ăn và các chất tiết trong miệng hay đọng lại ở bên miệng phía bị liệt nên khi cho ăn uống phải thực hiện bên phía miệng không bị liệt; đồng thời nên vệ sinh răng miệng sau mỗi khi ăn và hút sạch thức ăn, các chất dịch ứ đọng trong miệng phía bên bị liệt.

Cần cho bệnh nhân vận động và tập vận động phía bên không bị liệt, xoa bóp các bắp cơ, cử động các khớp, đặc biệt chú ý ở phía bị liệt để tránh teo cơ, cứng khớp. Một điều cần quan tâm là nên đặt cơ thể bệnh nhân, các chi trong tư thế sinh lý phù hợp, vị trí ít tổn hại nhất về mặt chức năng. Luôn trở mình, thay đổi tư thế cho người bệnh để tránh loét các điểm tỳ của cơ thể tỳ đè lên giường ở vùng chẩm, vai, khuỷu tay, xương cùng, gót chân...

Vệ sinh thân thể: bệnh nhân cũng cần thực hiện hàng ngày, không được để các chất thải bài tiết như nước tiểu, phân làm ảnh hưởng; đặc biệt chú ý đối với những người đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ có thể làm ướt và bẩn cơ thể người bệnh; đồng thời cũng có thể thấm vào khăn trải giường, chiếu, chăn, màn nơi người bệnh nằm.

Phải bù đắp đủ nước và chất điện giải cho người bệnh, không vì sự khó khăn trong việc chăm sóc hay giữ gìn vệ sinh cho thân thể do bệnh nhân đi tiểu tiện, đại tiểu không tự chủ và đại tiểu tiện dầm dề mà hạn chế việc cho người bệnh uống nước.

Khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh, cần thực hiện từ bên phía bị liệt để khuyến khích bệnh nhân cố gắng cử động, vận động ở bên đó. Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rõ ràng, nhắc đi nhắc lại nếu cần để người bệnh có thể hiểu được do khả năng tiếp thu và tri giác của họ đã bị suy giảm.

Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ được điều trị trong một chương trình phục hồi chức năng. Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào các biến chứng. Phục hồi chức năng vận động và giao tiếp cho người cao tuổi bị hậu quả đột quỵ là một quá trình lâu dài, có khi phải thực hiện mất cả hàng tháng, hàng năm nên phải kiên trì.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 60: Nguyễn Thái Ngọc – Châu Thành, An Giang 0987.981663 – Mẹ của tôi cách đây hơn 1 năm bị tai biến liệt nửa người, nói chuyện lắp bắp không nghe rõ. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi cách điều trị để mẹ tôi nói chuyện lại bình thường?

Trả lời:

Chào bạn, phục hồi chức giao tiếp cho người cao tuổi bị hậu quả đột quỵ là một quá trình lâu dài, có khi phải thực hiện mất cả hàng tháng, hàng năm nên phải kiên trì. Đối với khả năng giao tiếp: người bệnh có thể có hai loại rối loạn ngôn ngữ. Loại do các cơ bị ảnh hưởng gây nói ngọng, líu lưỡi; nếu bệnh nhân bị mất răng hay đeo răng giả thì sẽ bị nói ngọng hơn; người bệnh vẫn hiểu được người khác nói và viết. Loại do bị tổn thương trung tâm ngôn ngữ thường nặng, người bệnh không thể hiện được ý nghĩ bằng lời nói mặc dù phát âm bình thường; khả năng hiểu lời nói, chữ viết cũng giảm, câu chữ rời rạc, vô nghĩa; việc giao tiếp sẽ cực kỳ khó khăn nên phải kiên nhẫn; cần lưu ý đến các vấn đề là người bệnh không nói được nhưng nghe được và có thể hiểu được ít nhiều nội dung; khi tiếp xúc giao tiếp phải nói chậm, rõ, ngắn; kiên nhẫn nghe khi người bệnh cố gắng diễn đạt và có thể dùng các cách diễn đạt khác bằng nét mặt, ra hiệu, vẽ hình...; điều cần lưu ý là luôn động viên khi bệnh nhân có biểu hiện chán nản, thất vọng. Việc phục hồi các rối loạn ngôn ngữ có thể đáp ứng rất ít hoặc có thể trở về gần như bình thường. Thực tế, sự rối loạn ngôn ngữ làm cho bệnh nhân ngại giao tiếp với người khác dẫn đến xa lánh các hoạt động xã hội và dễ nảy sinh tâm lý thích cô độc. Phòng ngừa vẫn là biện pháp tốt nhất vì nếu mỗi khi đột quỵ đã xảy ra rồi thì hậu quả mang lại thường khó hồi phục trở lại như bình thường theo sự mong muốn. Bạn có thể đưa mẹ bạn đến khám và điều trị tại trung tâm đột quỵ để bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc cũng như điều trị cho mẹ của bạn sớm hồi phục.

Thân ái chào bạn!

 

Câu 61: Huỳnh Thị Bạch Tuyết – Khu phố Diễm Hòa, Giồng Riềng, Kiên Giang 0166.333282 – Ba tôi 59 tuổi bị tai biến 4 tháng nay, đi lại rất khó. Cho tôi hỏi cách điều trị để đi lại bình thường và phòng ngừa bệnh tái phát.

Trả lời:

Chào chị, Chị có thể đưa ba chị đến khám và điều trị tại trung tâm đột quỵ để bác sĩ tư vấn và hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc cũng như điều trị cho ba chị sớm hồi phục. Để phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Thân ái chào chị!

Câu 62: Lê Hoàng Thái - Ấp 10, Hưng Hòa, Bến Lức, Long An 01217.422762 – Em tôi 32 tuổi bị trầm cảm uống thuốc đã hơn 10 năm nhưng không uống thuốc thì trở bệnh. Xin hỏi bệnh này có trị dứt được không?

Trả lời:

Chào bạn, Trầm cảm là một căn bệnh kinh niên thường đòi hỏi phải điều trị lâu dài, người bệnh phải uống thuốc liên tục 9- 12 tháng, mỗi tháng tái khám một lần để Bác sĩ chỉnh liều và bổ sung thuốc nếu cần thiết. Sau 9- 12 tháng điều trị nếu bệnh ổn định tốt, bệnh nhân hết các triệu chứng trầm cảm thì Bác sĩ giảm liều dần và cho bệnh nhân ngừng điều trị. Nếu bệnh nhân chưa ổn định hoặc trong thời gian điều trị bệnh có lúc tái phát nặng hơn thì người bệnh cần điều trị kéo dài. Rối loạn trầm cảm nếu phát hiện sớm và điều trị sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 80%, còn lại khoảng 20% số bệnh nhân tương đối ổn định nhưng thỉnh thoảng tái phát và phải điều trị kéo dài. Bệnh của em bạn đã sau 10 năm rồi và không uống thuốc thì trở bệnh như vậy thì tốt nhất là uống thuốc liên tục kéo dài. Để bệnh ổn định tốt em bạn cần tích cực phối hợp với Bác sĩ điều trị bằng cách là tìm loại thuốc nào phù hợp với em bạn, có thể sử dụng một loại hoặc phối hợp 2 - 3 loại thuốc. Chỉnh liều để tìm ra liều thuốc hợp lý với tình trạng bệnh của em bạn, làm thế nào với liều đó mà có hiệu quả hết các triệu chứng bệnh ở em bạn, sau đó thì cần duy trì lâu dài với liều thuốc hữu hiệu đó.

Chúc em bạn nhanh ổn định bệnh!

 

Câu 63: Đỗ Thị Thu – Q.6, TPHCM 0936.563512 – Khoảng 1 tuần nay tôi thấy chóng mặt, tim mệt, đập nhanh, choáng váng đau đầu. Đó có phải là triệu chứng của đột quỵ hay không? Ngoài ra hiện nay tôi còn bị đau khớp.

Trả lời:

Chào chị, các triệu chứng choáng váng, chóng mặt không đặc hiệu cho triệu chứng đột quỵ mà nó là một dấu hiệu gợi ý thôi. Dấu hiệu của cơn đột quỵ chúng ta hiểu rằng là khẩu hiệu “FAST” mà chúng tôi đã chia sẻ trong chương trình là cái để chuẩn đoán một người bệnh, một trường hợp xảy ra đột quỵ

Chào thân ái!

 

Câu 64: Võ Công Thiện – Xẻo Gừa, Mỹ Hương, Mỹ Tú, Sóc Trăng 01645 227651 – Tôi bị tai biến 20 tháng nhưng huyết áp vẫn cao. Một ngày tôi uống 2 lần thuốc sáng tối, vậy có được hay không?

Trả lời:

Chào bạn, khi bạn đã bị tai biến và cao huyết áp, tốt hơn hết là bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bạn nên uống thuốc và tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ. Chúng tôi không rỏ là bạn đang dùng thuốc gì nên không thể tư vấn cụ thể cho bạn. Bạn nên uống thuốc theo chỉ định và khi có muốn dùng thêm thuốc gì khác ngoài toa thuốc của bác sĩ thì phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Chúc bạn khỏe, thân ái chào bạn.

 

Câu 65: Phạm Văn Bình – Chi Lăng, Pleiku Gia Lai 0973 664402 – Tôi 53 tuổi bị mất ngủ kinh niên (mấy năm nay bác sĩ thường cho thuốc nhưng không khỏi), xin hỏi điều đó có dẫn đến đột quỵ hay không? Hay những bệnh lý thì khác?

Trả lời:

Chào anh, mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, có thể chỉ là những lo âu hay căng thẳng nào đó trong đời sống hàng ngày chưa được giải quyết ổn thỏa. Những hành vi cá nhân như hút thuốc lá, uống cà phê nhiều, thay đổi múi giờ khi đi xa, làm việc ca đêm, ăn quá nhiều quá no trong đêm; hoặc những bệnh lý thực thể đều có thể gây mất ngủ. Mất ngủ cũng làm cho chúng ta dễ mắc phải một số bệnh lý như cao huyết áp, bệnh tiểu đường, suy giảm trí nhớ, …và điều đáng lưu ý là ở nhóm người bị mất ngủ trong độ tuổi từ 18 đến 35, nguy cơ đột quỵ tăng lên gấp 8 lần so với những người cùng độ tuổi không bị mất ngủ.

Thân ái chào anh!

 

Câu 66: Tư Hồng – Thôn Quảng Cư, Ninh Hòa, Khánh Hòa 0985 972606 -  Có một lần tôi bị tối mặt mày, ngã xuống đất. Xin hỏi triệu chứng đó có phải là đột quỵ hay không? Thuốc Natopec có thể điều trị đột quỵ hay không?

Trả lời:

Chào bạn, các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng thần kinh xảy ra tương ứng với khu vực não không được cung cấp máu. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”. “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, cáng sớm càng tốt.

Khi bạn thấy mình có những biểu hiện như trên thì đó là dấu hiệu của đột quỵ. Còn khi bạn có những cơn tối sấm mặt (cơn mờ mắt), không thấy đường sau đó thì tự nhiên mắt sáng trở lại, cái cơn đó thường diễn ra vài giây hoặc vài phút thôi và người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường thì đó chính là dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua.

Natopec có thành phần chính là Nattokinase, có tác dụng hỗ trợ điều trị tai biến, nhưng đây là dạng thực phẩm chức năng, không phải thuốc nên không tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Chúc bạn khỏe và phòng tránh được đột quỵ.

 

Câu 67: Trần Xuân Huỳnh – Phú Lộc, Gia Viễn, Ninh Bình 0164 044356 – Mẹ tôi 49 tuổi, hay bị cao huyết áp, lần gần nhất có chỉ số 200. Xin hỏi mẹ tôi có nguy cơ bị đột quỵ không?

Trả lời:

Chào bạn, trong số các yếu tố liên quan với đột quỵ, cao huyết áp được xem là tác nhân quan trọng nhất, giải thích cho 1/3 số trường hợp đột quỵ. Những người có tiền sử cao huyết áp sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2,5 lần so với những người không có bệnh. Huyết áp 200 là huyết áp rất cao, có thể nói là cao ở mức ác tính rồi. Do đó, chúng ta phải hết sức thận trọng trong trường hợp này. Chúng ta phải điều trị và tốt nhất là nên chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa tim mạch để điều trị và kiểm soát huyết áp, phải đưa huyết áp dưới mức 140 thì mới an toàn cho bệnh nhân và giảm mức nguy cơ đột quỵ. Với huyết áp 200 thì rất dễ xảy ra đột quỵ xuất huyết não.

Thân ái chào bạn!

 

Câu 68: Nguyễn Ngọc Tuấn – KV Huy Thạnh 2, Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ 0975 439617 – Khi xảy ra trường hợp đột quỵ thì phải cấp cứu như thế nào trước khi đưa đến bệnh viện?

Trả lời:

Chào bạn, khi phát hiện dấu hiệu của đột quỵ bạn cần xử trí theo nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh những điều sau đây với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh tai biến hoặc nghi ngờ tai biến ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái,…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến  vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 69: Vạn Phước Tài – Chơn Lập, Thoại Sơn, An Giang 0985 799437 - Ở những lứa tuổi nào thì thường bị đột quỵ? Khi bị tai biến đột quỵ thì có những biểu hiện triệu chứng nào để nhận biết? Khi người bệnh xuất viện về nhà thì phải chăm sóc như thế nào là tốt nhất?

Trả lời:

Chào bạn, đột quỵ xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là ở tuổi trung niên và cao tuổi (càng lớn tuổi càng dễ bị đột quỵ). Tuy nhiên, ngày nay đột quỵ có xu hướng xảy ra cả ở những người trẻ tuổi, tầm khoảng 20 tuổi hoặc là những trường hợp 15-16 tuổi cũng xảy ra đột quỵ rồi. Theo thống kê thì nam giới dễ bị đột quỵ hơn phụ nữ.

Các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng thần kinh xảy ra tương ứng với  khu vực não không được cung cấp máu.  Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”. “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian).  Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Việc chăm sóc người đột quỵ cần phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, chu đáo, kiên nhẫn, phù hợp với từng trường hợp, từng bệnh cụ thể. Bạn không nêu rỏ di dứng người bệnh xuất viện về nhà nên có thể chia sẻ với bạn trong trường hợp người bệnh đột quỵ là người cao tuổi và có di chứng như sau:

Để bảo đảm đường hô hấp được thông thoáng, không bị cản trở làm tắc sự lưu thông khí; cần đặt người bệnh nằm ở tư thế nghiêng, không kê gối phần đầu, để đầu hơi ngửa. Thỉnh thoảng cần lau chùi, hút sạch các chất dịch ứ đọng trong miệng, không để bệnh nhân bị sặc bởi chất dịch, cần tháo những răng giả ra khỏi miệng. Khi người bệnh không tỉnh hay tình trạng tri giác chưa được phục hồi nên cho ăn uống qua ống xông đặt vào dạ dày hoặc ăn bằng thìa và cho từ từ từng thìa một.

Chú ý vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm khuẩn từ răng miệng lan xuống đến đường hô hấp trên. Thông thường thức ăn và các chất tiết trong miệng hay đọng lại ở bên miệng phía bị liệt nên khi cho ăn uống phải thực hiện bên phía miệng không bị liệt; đồng thời nên vệ sinh răng miệng sau mỗi khi ăn và hút sạch thức ăn, các chất dịch ứ đọng trong miệng phía bên bị liệt.

Cần cho bệnh nhân vận động và tập vận động phía bên không bị liệt, xoa bóp các bắp cơ, cử động các khớp, đặc biệt chú ý ở phía bị liệt để tránh teo cơ, cứng khớp. Một điều cần quan tâm là nên đặt cơ thể bệnh nhân, các chi trong tư thế sinh lý phù hợp, vị trí ít tổn hại nhất về mặt chức năng. Luôn trở mình, thay đổi tư thế cho người bệnh để tránh loét các điểm tỳ của cơ thể tỳ đè lên giường ở vùng chẩm, vai, khuỷu tay, xương cùng, gót chân...

Vệ sinh thân thể: bệnh nhân cũng cần thực hiện hàng ngày, không được để các chất thải bài tiết như nước tiểu, phân làm ảnh hưởng; đặc biệt chú ý đối với những người đi tiểu tiện, đại tiện không tự chủ có thể làm ướt và bẩn cơ thể người bệnh; đồng thời cũng có thể thấm vào khăn trải giường, chiếu, chăn, màn nơi người bệnh nằm.

Phải bù đắp đủ nước và chất điện giải cho người bệnh, không vì sự khó khăn trong việc chăm sóc hay giữ gìn vệ sinh cho thân thể do bệnh nhân đi tiểu tiện, đại tiểu không tự chủ và đại tiểu tiện dầm dề mà hạn chế việc cho người bệnh uống nước.

Khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh, cần thực hiện từ bên phía bị liệt để khuyến khích bệnh nhân cố gắng cử động, vận động ở bên đó. Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rõ ràng, nhắc đi nhắc lại nếu cần để người bệnh có thể hiểu được do khả năng tiếp thu và tri giác của họ đã bị suy giảm.

Chúc bạn nhiều sức khỏe!

 

Câu 70: Nguyễn Văn Trung – KV Tràng Thọ 1, Thốt Nốt, Cần Thơ 01633 968633 – Giữa người nam và người nữ ai là người dễ mắc bệnh đột quỵ nhất? Tại sao? Bệnh đột quỵ diễn biến âm thầm, làm cách nào để nhận biết sớm và cách nào để phòng ngừa, hạn chế đột quỵ?

Trả lời:

Chào bạn, phụ nữ có xu hướng sống lâu hơn nam giới, nam giới thì đột quỵ nhiều hơn nữ giới. và các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Triệu chứng thần kinh xảy ra tương ứng với  khu vực não không được cung cấp máu.  Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra.Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”. “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian).  Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên.  Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt.

Phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, bệnh tim… Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Thân ái chào bạn

 

Câu 71: Lê Thị Nhung – Hòa Phú, Hòa Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang 0166 4435366 – Nguyên nhân nào gây bệnh đột quỵ ngày càng tăng cao (do biến đổi khí hậu hay ô nhiễm môi trường). Để phòng tránh đột quỵ phải làm gì và ăn uống như thế nào vì thức ăn nhiễm chất cấm rất nhiều. Có thể điều trị dứt hẳn bệnh đột quỵ hay không?

Trả lời:

Chào bạn, trong các nguyên nhân gây đột quỵ, cao huyết áp được xem là tác nhân quan trọng nhất, giải thích cho 1/3 số trường hợp đột quỵ. Ngoài ra, còn có một số bệnh và thói quen làm tăng nguy cơ đột quỵ (dễ bị đột quỵ hơn): như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh tim, hút thuốc lá, nghiện và lạm dụng quá nhiều bia rượu…Nếu chúng ta ít vận động hoặc người bị béo phì thì nguy cơ đột quỵ xảy ra thường cao hơn. Tai biến mạch máu não còn được biết đến với tên khác là Đột quỵ não. Đây là bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị ngưng trệ một cách đột ngột. Để phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não thì chế độ ăn có vai trò quan trọng. Một số thực phẩm giúp phòng bệnh tai biến mạch máu não như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), các loại trái cây giàu kali, vitamin C như chuối, cam, bưởi,… giúp cải thiện chức năng nội mô, ngăn ngừa sự hình thành các huyết khối trong tĩnh mạch có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Các loại rau, củ, quả chứa nhiều chất xơ, axit folic được khuyến khích sử dụng nhằm ngăn ngừa tai biến mạch máu não như: súp lơ, các loại rau có màu xanh đậm,.. có tác dụng giảm cholesterol, tăng tuần hoàn. Các chất béo bão hòa như: dầu vừng, dầu đậu nành, dầu cá thu, cá ngừ, cá mòi,… đều có tác dụng phòng ngừa máu đông và các loại gia vị như: ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng đột quỵ. Nên ăn hạn chế muối và các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo ... Ngoài ra, bạn cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Điều trị cấp cứu đột quỵ phụ thuộc vào việc đang có một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ chặn một động mạch - loại phổ biến nhất - hay đột quỵ xuất huyết liên quan đến chảy máu vào não. Trong trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ, phải nhanh chóng phải khôi phục lại lưu lượng máu đến não và càng sớm càng tốt. Nhanh chóng điều trị không chỉ cải thiện cơ hội sống sót mà còn có thể làm giảm các biến chứng của đột quỵ có thể được gây ra. Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ được điều trị trong một chương trình phục hồi chức năng. Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào các biến chứng.

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 72: Nguyễn Văn Dũng – KV Tràng Thọ 1, Thốt Nốt, Cần Thơ 01232 257233 – Vì sao bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa, có phải do cuộc sống quá thụ động, rượu bia quá mức cũng là nguyên nhân có đúng không? Làm thế nào để nhận biết dấu hiệu đột quỵ sớm nhất? Khi đột quỵ thì nên sơ cứu như thế nào?

Trả lời:

Chào bạn, như chúng tôi đã chia sẻ trong chương trình, tính chủ quan của mình cũng làm cho bệnh đột quỵ của xã hội ngày càng gia tăng và chính những chủ quan đó đôi khi chúng ta không lường trước được là bệnh đột quỵ xảy ra lúc nào và tại bệnh viện chúng tôi đã từng chuẩn đoán những trường hợp đột quỵ rất trẻ, tầm khoảng 20 tuổi hoặc có những trường hợp cở khoảng 15-16 tuổi cũng xảy ra đột quỵ. Tuy nhiên, đa phần đột quỵ trẻ là có nguyên nhân, có nghĩa là trên nền tảng bệnh nhân bị dị tật bẩn sinh trước. Ví dụ như bị dị dạng mạch máu não, cộng với một tác nhân bên ngoài là bệnh nhân hút thuốc lá chẳng hạn hoặc uống rượi bia quá nhiều thì sẽ làm nguy cơ đột quỵ gia tăng, đặc biệt là ở người trẻ tuổi.

Các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ “FAST”. “FAST” là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ “FAST” và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên.  Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ, càng sớm càng tốt

Khi bạn phát hiện ra người bệnh đột quỵ theo dấu hiệu “FAST” thì bạn cần nhớ nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý cần tránh với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh đột quỵ hoặc nghi ngờ đột quỵ ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 73: Đoàn Thị Mỹ Ngọc – KV Thạnh Phú, Phú Thứ, Cái Răng, Cần Thơ 0128 7394685 – Tôi hay chóng mặt, thoái hóa cột sống, hay đau vùng thắt lưng. Như vậy tôi có bị thiếu máu não hay không?

Trả lời:

Chào chị, như chị trình bày thì chúng tôi không rỏ là năm nay chị bao nhiêu tuổi, mức độ chóng mặt có thường xuyên hay không, mức độ đau nhiều hay ít và thoái hóa cột sống lưng hay thoái hóa cột sống cổ nên chúng tôi chỉ có thể chia sẻ với chị: thoái hóa đốt sống cổ, bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh tọa là những tên gọi khác nhau của bệnh thoái hóa cột sống. Đau thần kinh tọa: Bệnh nhân thường có biểu hiện đau lan dần từ thắt lưng kéo xuống mông, tê bì xuống chân, đau mặt sau bụng chân làm tê yếu chân, có những bệnh nhân bị lâu năm có thê gây teo chân nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh nhân bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm vùng cổ thường có biểu hiện đau nhức ở sau gáy lan xuống bả vai, cánh tay. Những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm vùng cổ lâu năm còn có biểu hiện đau ở khớp ngón tay, đau buốt kéo lên đỉnh đầu, đau nửa đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ thậm chí chèn ép hệ thống thần kinh gây tức hốc mắt.

Bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm vùng lưng có triệu chứng đau lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chân…

Nên trong trường hợp của chị, để chuẩn đoán chính xác chị có thiếu máu não hay không thì chị nên đến khám tại các chuyên khoa để xác định nguyên nhân bệnh.

Chúc chị luôn khỏe!

 

Câu 74: Nguyễn Văn Vui – Khánh Hậu B, Phú An, Châu Thành, Hậu Giang 01626 219432 – Khi đã phát hiện bị đột quỵ thì mình nên chuyển người bệnh đến bệnh viện như thế nào là tốt nhất?

Trả lời:

Chào Anh, khi bạn phát hiện ra người bệnh đột quỵ thì anh cần nhớ nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Anh cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách anh xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), anh quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, anh quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, anh cần lưu ý tránh những điều sau đối với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Anh cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh đột quỵ hoặc nghi ngờ đột quỵ ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc anh nhiều sức khỏe!

 

Câu 75: Trần Thị Kim Hoàng – KV Phước Thới, Ô Môn, Cần Thơ 0167 6274515 – Sơ cứu người mới bị đột quỵ bằng cách: đặt người bệnh nằm yên, sau đó dùng nước ấm pha gừng và lau toàn thân, đồng thời cho bệnh nhân uống ít trà đường ấm. Để yên người bệnh nghỉ ngơi khoảng 30 phút thì mới đưa đến bác sĩ. Xin hỏi cách này có đúng không?

Trả lời:

Chào chị, khi chị phát hiện ra người bệnh đột quỵ thì chị cần nhớ nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện và đưa vào bệnh viện càng sớm, càng tốt nên bạn đừng để bệnh nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới đưa đi bệnh viện. Chúng ta mất thời gian là chúng ta mất não. Nếu như trong trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ rồi mà chúng ta không cấp cứu khẩn cấp thì thời gian càng lâu làm não càng tổn thương nặng và thậm chí chúng ta có thể mất bệnh nhân nếu như chúng ta mất thời gian vàng. Và ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Chị cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách chị xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt, không có bị nghẹt đàm, không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), chị quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, chị quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, chị cần lưu ý tránh đối với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh đột quỵ hoặc nghi ngờ đột quỵ ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Chúc anh nhiều sức khỏe!

 

Câu 76: Võ Thị Năm – Rạch Cũ, Bàn Thạch, Giồng Riềng, Kiên Giang 0947 998 391 – Tôi được chẩn đoán là rối loạn vận mạch, sau đó là được chẩn đoán rối loạn tiền đình. Tôi thường bị chóng mặt, xin hỏi như vậy có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu trên não không?

Trả lời:

Chạo bạn, rối loạn tiền đình biểu hiện bằng những cơn chóng mặt, do tổn thương hệ thần kinh của các vùng tai, tim mạch, mắt, ... Trước đây, rối loạn tiền đình chỉ phát triển trong nhóm bệnh nhân trung niên nhưng hiện nay đã xuất hiện ở người trẻ tuổi (trên 20 tuổi). Mức nguy hại của rối loạn tiền đình là những bệnh nhân có bệnh lý đi kèm, như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong. Tốt nhất, bạn nên đến khám tai chuyên khoa thần kinh để được bác sĩ tư vấn và điều trị đúng cách, tránh những nguy hại của rối loạn tiền đình như thiếu máu não hoặc tăng huyết áp sẽ có nguy cơ đột quỵ dẫn đến tử vong.

Chúc bạn luôn khỏe!

 

Câu 77: Hoàng Nhân – Hải Dương – Theo thông tin em tìm hiểu được thì biểu hiện của người bị đột quỵ khá giống với người bị trúng gió: đột nhiên chóng mặt, xây xẩm mặt mày, méo mặt, hay té xỉu, bất tỉnh hay nôn ói. Làm sao để phân biệt đột quỵ hay trúng gió thưa bác sĩ?

Trả lời:

Chào bạn, đột qụy (tai biến mạch não) do mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn dến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Đây là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác và trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong.

Nhiều người thường hay nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió vì chúng có triệu chứng như nhau như nhức đầu, xây xẩm. Thật ra trúng gió (cảm mạo) là từ dùng để chỉ một người bất ngờ cảm lạnh, mệt mỏi, chóng mặt khi thay đổi thời tiết. Còn quá trình đột quỵ diễn ra rất nhanh, nếu như không được kịp thời phát hiện, cấp cứu và điều trị đúng cách thì nếu nặng sẽ dẫn đến tử vong, hoặc có may mắn qua khỏi thì chịu di chứng tàn tật suốt đời.

Đột quỵ là bệnh lý hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay, đặc trưng bởi hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và chảy máu não (vỡ mạch). Nhồi máu não có thể do tắc mạch não hoặc nghẽn mạch não gây ra. Còn chảy máu não là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch máu vào nhu mô não hoặc các tổ chức xung quanh.

Lúc này, máu không đến được những vùng chức năng quan trọng để nuôi não nên bệnh nhân nằm trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”. Khác với trúng gió, chúng ta tuyệt đối không nên “xoa dầu, cạo gió, bế thốc dậy” ở người đột quỵ vì dễ dẫn đến bệnh nặng nề hơn. Chúng ta nên đặt bệnh nhân nằm nghỉ trên giường với đầu nâng cao nhẹ và nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất điều trị kịp thời.

Chúc bạn khỏe!

 

Câu 78: Bích Trâm – TPHCM – Ngay cạnh nhà tôi có một chú vừa mất đột ngột vì lên cơn đột quỵ. Chú ấy có bệnh cao huyết áp, đi tắm và ngã trên sàn nhà tắm. Đưa tới bệnh viện ngay lập tức nhưng bác sĩ bảo vỡ mạch máu não. Gia đình tôi nhiều người bị cao huyết áp, xin hỏi bác sĩ đột quỵ có dấu hiệu nào và trong trường hợp người nhà bị đột quỵ thì sơ cứu thế nào trước khi đi bệnh viện thưa bác sĩ?

Trả lời:

Chào bạn, các triệu chứng của đột quỵ thường xảy ra đột ngột. Người bệnh có thể bị tê, yếu hoặc liệt hẳn ở một bên tay hoặc chân, đột nhiên giảm thị lực hoặc nói năng khó khăn, giảm khả năng phán đoán …  Một số người có thể có một số dấu hiệu báo trước vài giờ hoặc vài ngày trước khi tai biến xảy ra. Dấu hiệu nầy có thể là buồn nôn, chóng mặt, tê bì một bên tay hay chân hoặc một thoáng mất ý thức. Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, trên thế giới người ta có 1 khẩu hiệu rất đơn giản đó là chữ ‘FAST’. ‘FAST’ là 4 chữ cái đầu của 4 từ Face (khuôn mặt), Arm (cánh tay), Speak (giọng nói) và Time (Thời gian). Nhằm giảm thiểu tác hại của đột quỵ, bạn nên biết rõ ‘FAST’ và hãy xử lý cấp cứu hoặc chuyển viện ngay nếu nhận ra người bên cạnh mình đột nhiên có một trong các triệu chứng nầy:

• Face: Khuôn mặt, chúng ta phát hiện ra tự nhiên nó méo 1 bên. Hoặc hãy thử mỉm cười thì người nầy không thể mỉm cười tự nhiên được.

• Arm: Hãy nâng 2 cánh tay hoặc 2 bàn tay lên. Người nầy không thể nâng 2 cánh tay hoặc yếu hoặc liệt hẳn 1 bên.

• Speak: Yêu cầu người đó nói một câu đơn giản. Ví dụ: Hôm nay trời đẹp. Người nầy không thể nói hoặc nói ngọng, nói không tròn tiếng.

• Time: Khi chúng ta phát hiện ra các triệu chứng trên thì chúng ta nên gọi ngay đến trung tâm cấp cứu và điều trị đột quỵ

Khi bạn phát hiện ra người bệnh đột quỵ thì bạn cần nhớ nguyên tắc xử lý ABC trước khi đưa bệnh nhân vào bệnh viện. ABC là 3 chữ cái đầu của 3 từ Airway (đường thở), Blood (máu), Circulation (tuần hoàn). 

- Thứ nhất là chữ A (Airway), là quan sát xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở hãy thực hiện các bước hô hấp nhân tạo để kích thích bệnh nhân hô hấp và tuần hoàn. Vì bệnh nhân chỉ cần ngưng thở khoảng 4 phút thôi thì bệnh nhân sẽ tử vong và não sẽ bị chết. Do đó, đường thở của bệnh nhân là hết sức quan trọng. Bạn cần phải khai thông đường thở cho bệnh nhân bằng cách bạn xem có bị chướng ngại vật (như hàm răng giả) ở đường thở hay không và nới lỏng quần áo cho bệnh nhân dễ thở đặc biệt là bệnh nhân nữ. Nếu đường thở của bệnh nhân đã tốt không có bị nghẹt đàm không có bị nghẹt đường thở thì chúng ta chuyển sang bước thứ 2 là Blood (máu), bạn quan sát xem bệnh nhân có chảy máu ở đâu hay không. Nếu có nên tiến hành cầm máu cho bệnh nhân. Thứ 3 là Circulation, bạn quan sát, rờ vị trí mạch máu lớn xem mạch còn đập hay không. Nếu như mạch không còn đập nữa thì tiến hành cấp cứu, xoa bóp tim.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh những điều sau đây đối với bệnh nhân bị đột quỵ:

- Không di chuyển bệnh nhân tới các vị trí khác. Trong trường hợp tai nạn, đầu hoặc cổ có thể bị gãy hoặc bị thương. Bạn cần để bệnh nhân trong tư thế thoải mái, nới lỏng quần áo.

- Không được phép cho người bệnh đột quỵ hoặc nghi ngờ đột quỵ ăn/uống bất kỳ thứ gì. Cổ họng của họ có thể đã bị tê liệt và không còn khả năng nuốt.

- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

- Không nên cho người bệnh dùng aspirin vì thuốc cũng có khả năng gây chảy máu trong nếu là tai biến vỡ mạch máu não. Nếu người bệnh đã dùng thuốc, nên báo ngay lại với bác sĩ.

Thân ái chào bạn!

 

Câu 79: Thanh Phương – Ninh Kiều, Cần Thơ – Mẹ tôi từng bị tai biến dạng nhẹ và đã điều trị được 1 năm, biến chứng không nhiều, đi đứng bình thường, nhưng chân trái vẫn còn yếu và thường xuyên ho ban đêm. Xin hỏi bác sĩ có cách nào phòng ngừa đột quỵ tái phát và phục hồi di chứng sau đột quỵ không? Và nên tập luyện thời gian nào sau đột quỵ là tốt nhất?

Trả lời:

Chào bạn, phòng bệnh đột quỵ tốt nhất là phát hiện và điều trị triệt để các bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh thấp tim. Cần tránh các yếu tố có thể tạo điều kiện cho xuất hiện đột quỵ như: stress tâm lý, căng thẳng, cáu giận quá mức, gắng sức quá nhiều, lạnh đột ngột, uống rượu bia, hút thuốc là nhiều ... Bệnh nhân cao huyết áp nếu có các dấu hiệu như nhức đầu dữ dội, chóng mặt, ù tai, tê buồn chân tay... cần phải đến bệnh viện ngay để có biện pháp xử lý và điều trị kịp thời.

Sau tai biến, nhiều bệnh nhân có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn, nếu được chăm sóc điều trị thích hợp. Thời gian để hồi phục: từ một vài ngày đến vài tháng, tùy theo mức độ bệnh. Thời gian hồi phục nhanh và nhiều nhất là ba tháng đầu tiên sau đột quỵ. Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau và tùy thuộc vào các biến chứng. Khi luyện tập đã có kết quả khả quan đi đứng bình thường, nhưng chân trái vẫn còn yếu, người bệnh vẫn phải thường xuyên luyện tập nhằm duy trì và củng cố thành quả. Nếu bỏ tập các khiếm khuyết do liệt sẽ trở lại nhanh.

Chúc bạn sức khỏe!

 

Câu 80: Minh Nguyen: Cho toi hoi. Toi bi đột quỵ roi nhung tại sao vẩn còn đau đầu ở phía bên trái và vẩn còn mệt.

Trả lời:

Chào bạn, như bạn mô tả thì bạn đã bị đột quỵ rồi nhưng không nói rỏ là bạn đã bị bao lâu và bạn có thêm bệnh lý nào khác không. Nên tốt hơn, bạn nên tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt cần duy trì tinh thần lạc quan, yêu đời và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị về vấn đề đau đầu ở phía bên trái và còn mệt.

Chúc bạn chóng khỏe!